Nên đi bộ bao nhiêu để giảm nguy cơ mắc bệnh tim?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới và gây ra khoảng 17,9 triệu ca tử vong mỗi năm.

Theo WHO, chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động, sử dụng thuốc lá và rượu bia là một số thói quen phổ biến nhất gây bệnh tim và đột quỵ.

Rất may là hầu hết bệnh về tim đều có thể ngăn ngừa được. Và một trong những cách đơn giản nhất để giảm thiểu rủi ro là đi bộ, theo nhật báo Ấn Độ Times Of India.

Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng chỉ cần đi bộ vài phút có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim.

Nghiên cứu đã phát hiện điều gì?

Theo một đánh giá của Trường Y Harvard (Mỹ), chỉ cần đi bộ 21 phút mỗi ngày - tương đương với 2,5 giờ đi bộ một tuần - có thể giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tim.


 

Rất may là hầu hết bệnh về tim đều có thể ngăn ngừa được. Và một trong những cách đơn giản nhất để giảm thiểu rủi ro là đi bộ. Ảnh: Shutterstock
Rất may là hầu hết bệnh về tim đều có thể ngăn ngừa được. Và một trong những cách đơn giản nhất để giảm thiểu rủi ro là đi bộ. Ảnh: Shutterstock


Thực hiện đúng cách, nó có thể là chìa khóa để giảm cân, giảm huyết áp và cholesterol, tăng cường trí nhớ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, ung thư, Trường Y Harvard viết trong bài đánh giá của mình.

Tại sao nghiên cứu lại quan trọng?

Đánh giá của Trường Y Harvard được đưa ra vào thời điểm Covid-19 vẫn còn chưa dứt và có ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Covid-19 dù nhẹ cũng có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể, kể cả tim.

Theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí y khoa Nature Medicine, ngay cả nhiễm Covid-19 nhẹ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch trong ít nhất 1 năm sau.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng tỷ lệ của nhiều bệnh, như suy tim và đột quỵ, về cơ bản cao hơn đáng kể ở những người đã hồi phục sau Covid-19.


 

Chỉ cần đi bộ 21 phút mỗi ngày có thể giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tim. Ảnh: Shutterstock
Chỉ cần đi bộ 21 phút mỗi ngày có thể giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tim. Ảnh: Shutterstock


Vai trò của đi bộ trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, đi bộ là một trong những bài tập tốt nhất cho sức khỏe tim mạch. Nó không chỉ giúp tăng cường năng lượng mà còn cải thiện mức cholesterol và huyết áp.

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy đi bộ cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, một số loại ung thư và duy trì mật độ xương.

Hơn nữa, đi bộ còn làm giảm căng thẳng, một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh tim.

Trường Y Harvard cho biết, đi bộ có hiệu quả như thuốc chữa trầm cảm. Nó cũng có thể giúp giải tỏa những căng thẳng hằng ngày.

Đi bộ còn là cách tuyệt vời để ngăn ngừa hoặc kiểm soát các bệnh như bệnh tim, đột quỵ, huyết áp cao, ung thư, tiểu đường, tăng mức năng lượng và giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, theo Times Of India.

Theo Thiên Lan (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.