Nâng tầm di tích Tây Sơn Thượng đạo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Hướng tới kỷ niệm 250 năm (1771-2021) khởi nghĩa nông dân Tây Sơn và 30 năm quần thể di tích lịch sử Tây Sơn Thượng đạo được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia, thị xã An Khê đang tập trung trùng tu, tôn tạo, nâng tầm khu di tích; đồng thời phát động nhân dân và các nhà sưu tầm hiến tặng các hiện vật liên quan đến nhà Tây Sơn.
Tiếp nhận nhiều hiện vật quý
Ngày 28-5, tại Nhà trưng bày Tây Sơn Thượng đạo, thị xã An Khê đã tiếp nhận hiện vật thời kỳ nhà Tây Sơn do ông Trần Đình Định (tỉnh Bình Định) và ông Lâm Dũ Xênh (tỉnh Quảng Ngãi) hiến tặng. Ngay sau lễ tiếp nhận, những hiện vật này đã được trưng bày để du khách đến tham quan, tìm hiểu.
Ông Lâm Dũ Xênh-hội viên Hội Sưu tầm cổ vật UNESCO-cho hay: “Cùng với việc sưu tầm, trao đổi cổ vật, những năm qua, tôi đã hiến tặng nhiều hiện vật có ý nghĩa cho các bảo tàng trong cả nước. Lần này, tôi tặng thị xã An Khê 45 đồng tiền thời Vua Quang Trung, 54 đồng tiền thời Vua Cảnh Thịnh và 8 chiếc lục lạc đồng liên quan đến nhà Tây Sơn”. 
Khu vực ao nước gần An Khê đình sẽ được nạo vét, tu bổ. Ảnh: N.M
Khu vực ao nước gần An Khê đình sẽ được nạo vét, tu bổ. Ảnh: N.M
Hơn 10 năm trước, ông Xênh mua được hũ tiền của một người buôn bán sắt vụn tại tỉnh Bình Định. Vốn biết chữ Hán, Nôm và được người bán thông tin hũ tiền được tìm thấy tại thị xã An Khê, ông khẳng định đây là tiền thời nhà Tây Sơn. Sau khi có hũ tiền, ông Xênh đã đem tặng nhiều nơi. Ông chia sẻ: “Quá trình sưu tầm cũng là một cơ duyên. Những đồng tiền trên gắn với Vua Quang Trung-Nguyễn Huệ nên tôi muốn nhiều người biết đến và chung tay bảo tồn chứ không giữ cho riêng mình. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục sưu tầm và tặng hiện vật của nhà Tây Sơn cho thị xã An Khê”. Cũng như ông Xênh, ông Trần Đình Định đã không ngần ngại tặng thị xã An Khê 9 cây kiếm (loại kiếm ngắn, chuôi đồng). Đây là loại binh khí thông dụng nhưng vô cùng lợi hại, góp phần làm nên những chiến công hiển hách của nghĩa quân Tây Sơn. 
Ông Trần Ngọc Hỷ-Thành viên Ban nghi lễ An Khê đình: “Những năm qua, thị xã An Khê luôn quan tâm gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Nghe tin Nhà nước tiếp tục tôn tạo, tu bổ nhiều công trình thuộc quần thể di tích lịch sử Tây Sơn Thượng đạo, chúng tôi rất phấn khởi. Trong đó, việc xây nhà thờ Tam Kiệt đã thỏa ước nguyện của nhân dân về việc có nơi thờ phụng riêng dành cho 3 anh em nhà Tây Sơn và các tướng sĩ”.

Ông Dương Thanh Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin thị xã An Khê-cho biết: “Nhà trưng bày Tây Sơn Thượng đạo được xây dựng năm 2007, nằm trong cụm di tích Tây Sơn Thượng đạo. Thời gian qua, thị xã An Khê đã tiếp nhận nhiều hiện vật có giá trị từ những cá nhân, tập thể. Hiện tầng 2 trưng bày những tư liệu, hiện vật của nhà Tây Sơn; tầng 3 trưng bày những hình ảnh về người tối cổ; những mảnh tước, mảnh thiên thạch và các loại rìu tay, công cụ ghè có niên đại 80 vạn năm, được khai quật ở Rộc Tưng 1 và Rộc Tưng 4 (xã Xuân An). Hàng năm, Nhà trưng bày Tây Sơn Thượng đạo đón tiếp hàng ngàn lượt người đến tham quan, nghiên cứu”. 

Tôn tạo di tích
Quần thể di tích lịch sử Tây Sơn Thượng đạo gắn liền với cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn vào thế kỷ XVIII gồm 6 cụm di tích. Trong đó, 3 cụm di tích được phân bố tại huyện Đak Pơ, Kông Chro, Kbang; 3 cụm di tích còn lại nằm ở thị xã An Khê gồm: Hòn Bình, Hòn Nhược, Hòn Tảo, Gò Kho-Xóm Ké, Miếu Xà, Cây Ké, Cây Cầy và An Khê trường, An Khê đình, Gò Chợ. Trong đó, cụm di tích An Khê trường, An Khê đình là trung tâm tổ chức các sự kiện, lễ hội quan trọng của thị xã. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số hạng mục trong cụm di tích đã xuống cấp, ảnh hưởng đến các hoạt động văn hóa tâm linh của nhân dân trên địa bàn.
Ông Trần Đình Luân-cán bộ Nhà trưng bày Tây Sơn Thượng đạo-thông tin: Người dân thường gọi An Khê đình là đình An Lũy hay đình trong. Đây là ngôi đình đầu tiên, gắn liền với những đợt di cư của người Việt lên vùng đất An Khê. Đình thờ các bậc thần linh, đồng thời là nơi tổ chức các hoạt động tín ngưỡng của người dân. Đình được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII, khi đó chỉ là tranh tre nứa lá, sau nhiều lần bị cháy thì được trùng tu, sửa chữa, xây dựng như ngày nay. Vài năm gần đây, dàn rui mè của An Khê đình bị mối ăn hư hỏng nhiều. Vừa qua, chái phía Tây của đình bị một cành cây khô rơi vào làm vỡ ngói. Ngoài ra, ao nước gần An Khê trường nhiều năm nay cũng bị bồi đắp, bờ xung quanh bị sụt lún, không tích trữ được nước vào mùa khô.
Ông Lâm Dũ Xênh (thứ 3 bên trái_ huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) trao tặng 99 đồng tiền và 8 cái lục lạc đồng thời kỳ nhà Tây Sơn cho thị xã An Khê. Ảnh: N.M
Ông Lâm Dũ Xênh (thứ 3 bên trái_ huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) trao tặng 99 đồng tiền và 8 cái lục lạc đồng thời kỳ nhà Tây Sơn cho thị xã An Khê. Ảnh: N.M
Trước thực trạng đó, vừa qua, UBND tỉnh đã phê duyệt hồ sơ thiết kế và dự toán xây dựng công trình bảo tồn, tôn tạo Di tích lịch sử văn hóa Tây Sơn Thượng đạo gồm 7 hạng mục: cổng và lối vào khu di tích, quảng trường trung tâm, cải tạo ao nước (An Khê trường), nhà thờ Tam Kiệt, vườn mai Tam Kiệt, hồ sen, trùng tu di tích An Khê đình và các hạng mục phụ trợ. Tổng dự toán trên 27,7 tỷ đồng.
Trước đó, thị xã An Khê cũng đã san lấp mặt bằng, tạo cảnh quan và bảo vệ cụm di tích An Khê đình, An Khê trường với kinh phí gần 1,2 tỷ đồng; đầu tư hơn 6 tỷ đồng để xây dựng hàng rào bao quanh cụm di tích trên với chiều dài 1.800 m, cao 0,6 m, tường xây bằng đá ong và gạch, đến nay công trình đạt 50% khối lượng. Cùng với đó, nhằm mở rộng cụm di tích An Khê đình, An Khê trường, thị xã An Khê lập thủ tục thu hồi, đền bù giải tỏa đối với 28 hộ dân sống phía Đông cụm di tích (đường Nguyễn Lữ); việc đo đạc, kiểm đếm đã hoàn thành, xác định số tiền đền bù khoảng 17 tỷ đồng. Tại cụm di tích, thị xã còn trồng mới 160 cây xanh với tổng kinh phí trên 500 triệu đồng. Ngoài ra, thị xã đã san lấp mặt bằng, chấn đất bờ kè bằng rọ đá, tạo cảnh quan và bảo vệ cụm di tích Miếu Xà (xã Song An) với kinh phí gần 1,5 tỷ đồng.  
Nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử của quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo, hàng năm, tại cụm di tích An Khê đình, An Khê trường, thị xã An Khê đều tổ chức lễ kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa, lễ Khai sơn, lễ cúng Quý Xuân và tổ chức ngày giỗ Vua Quang Trung. Đây là những lễ trọng thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và du khách thập phương.
 Ông Nguyễn Hữu Nguyên-Phó Chủ tịch UBND thị xã An Khê-cho biết: Năm 2021 là kỷ niệm tròn 250 năm khởi nghĩa nông dân Tây Sơn và 30 năm quần thể di tích lịch sử Tây Sơn Thượng đạo được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Do vậy, bên cạnh việc trùng tu, tôn tạo, mở rộng khu di tích, thị xã còn phát động các tầng lớp nhân dân hiến tặng hiện vật liên quan đến nhà Tây Sơn. Qua đó làm phong phú thêm các tư liệu, hiện vật, khẳng định vai trò, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cho các thế hệ về hào khí Quang Trung, truyền thống yêu nước đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc; đồng thời phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan, phát triển du lịch của địa phương.
NGỌC MINH 

Có thể bạn quan tâm

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.