Nắng gió Hbông

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ở Hbông (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) mùa này, có cảm giác như bất ngờ lạc vào một thế giới khác, một thế giới chỉ có nắng và gió, ngày nối ngày miên man. Mỗi ngày, tôi vượt qua 40 km trên quốc lộ 25 từ nhà đến trường cùng nắng gió. Sống trên vùng đất luôn thừa gió này, nhiều người da cũng mang màu gió, chai sạn, phong trần.

Cái nắng của Hbông cũng thật đặc biệt. Nắng ở đây chưa bao giờ có được cái nên thơ của tấm lụa vàng choàng lên cây cỏ; chưa bao giờ mang cái sắc vàng quyến rũ của mật ong. Nắng ở đây chỉ có một sắc màu chói gắt. Nắng làm cho mọi vật như tan chảy, như vặn cong mỗi bậc thang nhà, xộc cái hanh heo, khô giòn lên mỗi bước chân.

Những cậu bé chăn bò tôi gặp hàng ngày là bảng màu trung thực nhất của nắng. Nắng làm đầu tóc các em đỏ vàng như nhuộm, làn da cũng đen bóng như quét sơn dầu. Chiếc nón lá đội đầu cũng te tua theo nắng gió.

Sau nắng và gió, có lẽ không thể không nhắc tới “đặc sản” đá. Đá tầng, đá lớp, đá cục, đá hòn, đá tảng, đá mồ côi… hầu như bất cứ một vuông đất nào ở đây đào xuống cũng bắt gặp đá. Cũng bởi thế mà ở Gia Lai có lẽ không ở đâu có nhiều mỏ đá như Hbông.

Có lần, tôi đến thăm một mỏ đá để “mục sở thị” cái “đặc sản” của vùng đất khô khát này. Nhìn trước sau, ngang dọc chỉ một “giang sơn” của đá. Cả những nhân công ở đây da cũng sạm đen màu đá. Lúc ấy, tôi có cảm giác dải đất Hbông này như một thứ quả. Cái màu xanh có được mùa mưa chỉ như một lớp vỏ mỏng, bọc trong lòng nó hòn đá lửa âm ỉ một sức nóng không bao giờ nguội tắt khiến hạt lúa gầy, ngọn cỏ cũng gầy.

Trung tâm xã Hbông. Ảnh: Nguyễn Diệp

Trung tâm xã Hbông. Ảnh: Nguyễn Diệp

Ấy thế nhưng, trong quy luật sinh tồn, dường như vẫn có một sự bù trừ của tạo hóa. Trên vùng đất nóng rát này, bao đời nay, người dân vẫn lựa thế thiên nhiên, không những để tồn tại mà còn làm nên những bất ngờ. Ai đã đến Hbông hẳn sẽ không khỏi ấn tượng với những đàn bò cứ mỗi sáng, mỗi chiều lại kéo đi dằng dặc trên đường. Bò Hbông có lẽ cũng không kém cạnh bao nhiêu so với “xứ bò” Krông Pa. Chưa kể đến những “đại gia” mía đường. Trường tôi dạy có đến 3 người giàu lên từ trồng mía. Con người vẫn cứ chế ngự được thiên nhiên!

Hbông là vậy! Hãy ghé một lần để biệt nhãn cái khắc nghiệt của nắng, của gió mà thầm phục nghị lực sống của những con người đã bao đời nhuần trong màu nắng gió Hbông.

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.