Nâng cao vai trò tham mưu, thực hiện tốt công tác phòng-chống tham nhũng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trải qua 50 năm kể từ ngày thành lập (1966 – 2016), ngành Nội chính Đảng đã tham mưu cho Đảng nhiều cơ chế chính sách góp phần chung vào công cuộc xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Đặc biệt, kể từ khi Bộ Chính trị quyết định tái lập lại ngành Nội chính Đảng, ngày 16-5-2013, Ban Nội chính Tỉnh ủy Gia Lai cũng được thành lập và đi vào hoạt động, qua đó đã tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực nội chính đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
 

Rah Lan Chung Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy
Ông Rah Lan Chung Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy

Quá trình hình thành và phát triển

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Đảng ta đã chú trọng củng cố và kiện toàn cơ quan tham mưu của Đảng về lĩnh vực nội chính. Ngày 5-1-1966, Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Pháp chế Trung ương. Đây là tổ chức tiền thân của Ban Nội chính Trung ương và toàn ngành Nội chính Đảng sau này với nhiệm vụ tham mưu, đề xuất chủ trương, đường lối về lĩnh vực pháp chế và xây dựng pháp luật; đồng thời trực tiếp soạn thảo một số dự án luật, pháp lệnh để trình Bộ Chính trị cho ý kiến và Quốc hội thảo luận ban hành. Đến năm 1974, Hội nghị Trung ương lần thứ 23 (khóa III) đã quyết định thành lập Ban Nội chính Trung ương thay cho Ban Pháp chế đồng thời tăng thêm một số nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, với chức năng là cơ quan tham mưu cao nhất của Đảng lãnh đạo xây dựng pháp luật và bảo vệ pháp luật.

Sau ngày đất nước thống nhất, để lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, tăng cường xây dựng và bảo vệ pháp luật, Ban Bí thư chủ trương kiện toàn các cơ quan bảo vệ pháp luật từ Trung ương đến địa phương và quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính các cấp. Trong giai đoạn này, hầu hết các Tỉnh ủy, Thành ủy đều thành lập cơ quan Nội chính. Theo đó, vào tháng 10-1980 Ban Nội chính Tỉnh ủy Gia Lai-Kon Tum được thành lập. Đến tháng 7-1984, thực hiện Quyết định 41 của Ban Bí thư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết định giải thể Ban Nội chính và thành lập Tổ Nội chính trực thuộc Tỉnh ủy.

 

 

Sau hơn 5 năm thực hiện đổi mới, đến năm 1991 để phù hợp với tình hình mới, công tác tổ chức bộ máy và nhiệm vụ của các cơ quan nội chính địa phương có sự thay đổi (riêng Ban Nội chính Trung ương vẫn còn tồn tại, đến năm 2007 hợp nhất vào Văn phòng Trung ương Đảng); ở giai đoạn này, cơ quan tham mưu cho Tỉnh ủy, Thành ủy về công tác nội chính không có quy định thống nhất mà tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng địa phương để bố trí phù hợp.

Phát huy vai trò đáp ứng tình hình mới

Cùng với sự phát triển của ngành, Ban Nội chính Tỉnh ủy Gia Lai cũng có những lần tách-nhập với các bộ phận chuyên môn khác song vẫn thực hiện tốt các chức trách nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Trong đó, bên cạnh một số nhiệm vụ nội chính, ngành đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy về công tác phòng-chống tham nhũng. Đặc biệt là tham mưu cho Tỉnh ủy tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng-chống tham nhũng, lãng phí và Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; tổ chức các đoàn công tác làm việc với các Huyện, Thị, Thành ủy, các cơ quan khối nội chính tỉnh và một số sở, ban ngành để nắm tình hình về phòng-chống tham nhũng; kiểm tra việc thực hiện công tác nội chính, một số dự án... Đặc biệt kể từ khi thành lập lại, Ban Nội chính Tỉnh ủy đã tham gia ý kiến về công tác cán bộ khoảng 152 trường hợp khi bổ nhiệm hoặc hiệp y bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi; tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng và ban hành 10 quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Tỉnh ủy với các cơ quan chức năng về lĩnh vực nội chính; tham mưu ban hành nhiều văn bản về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác nội chính và phòng-chống tham nhũng, lãng phí, bảo đảm quốc phòng-an ninh trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, Ban Nội chính Tỉnh ủy còn cùng với các cơ quan tố tụng của tỉnh tổng hợp, theo dõi, đôn đốc và tham mưu giải quyết các vụ án liên quan đến tham nhũng; các vụ án, vụ việc phức tạp, kéo dài mà dư luận xã hội quan tâm; rà soát các cuộc thanh tra kinh tế-xã hội từ năm 2011-2014 trên địa bàn tỉnh; tiến hành tự kiểm tra, giám sát công tác phòng-chống tham nhũng từ đầu năm 2013 đến hết quý I năm 2015. Cùng với các cơ quan chức năng tổ chức tốt công tác tiếp công dân, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân; tham mưu chỉ đạo xử lý dứt điểm một số vụ án, vụ việc kéo dài không để phát sinh điểm nóng về an ninh trật tự. Nhờ đó, công tác phòng-chống tham nhũng, lãng phí trên địa bàn tỉnh được chú trọng và có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động; tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, bảo đảm duy trì trật tự kỷ cương xã hội.

Trong thời gian tới, cán bộ, công chức ngành Nội chính Đảng sẽ tiếp tục phấn đấu, giữ gìn, phát huy và bồi đắp thêm truyền thống vẻ vang của ngành; không ngừng học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn; sống gương mẫu, liêm khiết, trong sáng; nắm vững cơ chế chính sách, các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; cụ thể hóa những chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với các chương trình của Tỉnh ủy trong lĩnh vực nội chính và phòng-chống tham nhũng; bám sát chương trình, kế hoạch của ngành và tình hình thực tiễn ở địa phương để từ đó tham mưu cho Tỉnh ủy đề ra các giải pháp sát thực tế. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương, nhất là các cơ quan tố tụng, cơ quan có liên quan, nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, hiệu quả trong công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra, kiểm sát, xét xử, thi hành án; giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo và những vấn đề nổi cộm để từ đó góp phần xứng đáng vào sự tin cậy của Đảng và nhân dân giao phó.

Rah Lan Chung

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.