"Muộn còn hơn không" – nhân đọc tiểu thuyết "Rừng đói"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Rừng chứng kiến nhũng cơn đói của lính và chứng kiến họ vươn lên “không kêu đói nữa”. Chỉ còn "rừng đói”.

 Một người bạn của tôi, sĩ quan cấp tướng, đưa cho mượn cuốn tiểu thuyết “Rừng đói” của Nguyễn Trọng Luân (nhà xuất bản Hội nhà văn) có chữ ký nắn nót của một nhân vật trong truyện, đại tá Khuất Duy Hoan, trước khi nghỉ hưu là phó Tư lệnh Quân đoàn 3.

Tôi đã đọc một mạch hết cuốn sách dày hơn 170 trang khổ 13x19 in dòng thưa. Và THÍCH. Và tự trách mình sao không biết “Rừng đói” khi nó vừa xuất bản? Nhưng trách là trách thế thôi chứ làm sao biết hết được các đầu sách ra từ các nhà xuất bản, các nhà sách, các vùng miền. Nhất là cuốn sách chỉ in có 1.000 cuốn. Riêng biếu bạn bè đã hết một nửa rồi.

 
Tiểu thuyết
Tiểu thuyết "Rừng đói" của Nguyễn Trọng Luân.



 Vâng. 500 chàng sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng ở quân khu Việt Bắc đi lính, vào chiến trường Tây Nguyên bổ sung cho sư đoàn Đồng Bằng 320 năm 1972. Và 100 ngày đầu tiên là vượt biên giới Gia Lai-Kon tum sang nước bạn Campuchia làm nhiệm vụ đào sắn, thái lát, phơi khô rồi chuyển về phía sau cho cả sư đoàn ăn mà đánh giặc. Những rừng sắn mà đơn vị bộ đội nào hành quân qua cũng phải trồng. Trồng cho người sau ăn.

Tác giả Nguyễn Trọng Luân nguyên A trưởng trinh sát, sinh viên năm cuối cùng khoa Cơ khí Đại học Cơ Điện Bắc Thái. Anh đã có hơn 10 đầu sách cả truyện, ký, thơ, đều viết về đời lính và bạn lính. Cuốn “Rừng đói” đề là “tiểu thuyết” nhưng tên nhân vật đều là tên thật. Như vậy là đồng đội anh chấp nhận để anh có thể “hư cấu” các chi tiết. Miễn làm sao nói đúng được cuộc sống của 500 chàng binh nhất trong 100 ngày chịu đói đi "mót sắn” nuôi quân.

Hãy đọc một đoạn tác giả kể chuyện cả đại đội đói quá, nắng quá bỏ không phơi sắn, bị chính trị viên đại đội quát: "Giữa trưa nắng mồ hôi mồ kê nhễ nhại, chính trị viên mặt tái ngoét ôm mớ rau sắn héo quắt vào bụng, nhìn lần lượt từng người. Chả hiểu mồ hôi ông ấy chảy trên trán xuống mắt hay là ông ấy nói xúc động quá lên nên nước mắt chảy ra. Chúng tôi thằng nào thằng nấy lại chui lên rừng, hì hụi moi sắn từ những bãi cây rầm rì.

Thật may, giữa cái đói những người lính sinh viên gặp toàn người tốt. Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội tuy không thể giải thích cho lính “sen đầm quốc tế “ là gì, cũng như không biết “người chết đứng” là Từ Hải chứ không phải là Hồ Tôn  Hiến, nhưng gương mẫu, thương lính và có cách giải thích “rất lính” cho lính hiểu. Kiểu như “người lính không được phức tạp hoá tình hình. Làm phức tạp tình hình là tình hình sẽ rất tình hình”. Kiểu như “đè cái chết để nhoi lên. Sống ở ngay cái chết ấy chứ đâu”.

Một người lính coi kho “cái lưng trần đen bóng gù gù ngồi nhổ cỏ”. “Thằng Sỹ mau miệng:  Đồng bào. Đồng bào làm cách mạng lúa cách mạng dưa. Bộ đội ưng đồng bào. Cái đầu bù xù ngó lên nhìn mấy thằng lính rồi lại cúi xuống nhổ cỏ tiếp. Anh mặc quần đùi. Rõ là quần đùi bộ đội, nó cáu bẩn vì đất đỏ. Cái lưng trần nâu bóng có những vệt mốc bờn bợt trắng. Chúng tôi ngạc nhiên nhìn khẩu AK để dưới cỏ.

Thằng Hoan lại lên tiếng: Đồng bào có thuốc lá bộ đội xin. Cách mạng đoàn kết. Người đàn ông ngẩng lên… "Đồng bào cái con khỉ! Thuốc hả? Có đấy.”… Đó là anh Diện, vào đây từ cuối 1965 và một mình coi một cái kho cho đến hết năm 1972 mới được giao nhiệm vụ mới. “Thằng Sỹ gọi anh là anh Rô bin sơn”. Anh trợn mắt, tao không không giống Rô bin sơn. Tao biết tao sống một mình vì cái gì, tao biết bên tao còn đồng đội chứ, biết mục đích mình sống cô độc ở đây chứ…”. Được về đơn vị chiến đấu “Anh chào chúng tôi rồi còng lưng đeo ba lô đi về phía đông. Khẩu súng AK của anh mốc thếch nép bên sườn. Trên nắp ba lô cái ông bương bàn thờ Bác Hồ lấp ló.”

Và những cô gái xứ Quảng đi tải đạn, tải lương thực, tải thương binh… Đám lính Việt Bắc chỉ được một lần gặp trung đội gùi thồ ấy. Tác giả nhấn mạnh: Nhưng chỉ một lần thôi gặp họ mà chúng tôi thấy mình đổi khác. Chỉ từ hôm ấy không thằng nào kêu đói ra mồm nữa… Riêng tác giả lần đầu tiên được một cô gái ôm  “Sốt rét thì sẽ khỏi nhưng đói thì dai dẳng đến lúc hy sinh. Em sợ… cô gái ngẩng lên nói rõ gọn và dứt khoát. Anh mần em cái hun (hôn) đi anh… Tôi không nhớ cái hôn thế nào. Chỉ nhớ mùi cánh rừng chỗ nơi các cô trú lại một đêm bên cạnh đại đội tôi. Đêm ấy cuối mùa khô 1972. Một cô gái nói giọng Quảng Nam".

Một cái chết ám ảnh những người lính cho đến hôm nay. “Trung đội thằng Sỹ có thằng Khoái đẹp trai nhà ở thị xã Thái Nguyên nó gùi sắn đi như không. Thế mà thằng Khoái đổ ốm rồi. Nó nằm rên hừ hừ gọi anh Sỹ ơi, anh vặt cho em nắm lá bứa. Bẻ cành bứa để vào đầu võng cho nó rồi cả trung đội lại đi vào rừng. Thằng Khoái nằm ăn lá bứa ôm khẩu Ak trên võng… Tiểu đội quyết định hôm nay nấu ba bát gạo thay vì hai bát như mọi hôm… Nhá nhem tối có con mang ra nương sắn… Sỹ nổ một phát trúng ngay. Thằng Dương lấy lá chuối rừng quần vào vác về. Sỹ bảo, chạy nhanh lên mổ nhanh nấu cho nó bát cháo tim.

Nhưng Khoái không kịp ăn bát cháo đồng đội nấu cho.

Những người lính không kêu đói nữa. Từ đó "đêm thùm thũm trên những mái tăng và sương ướt nhâm nhấp võng. Rừng èo ọt gió. Như thể là rừng đói".

Trong cánh rừng này những người lính vẫn gọi nhau mày tao "hệt như chúng tôi đang sống ở quê. Trong cánh rừng này chưa bao giờ chúng tôi rên rỉ vì đói vì buồn. Đói lính ta vẫn hát buồn lính ra cũng hát mà vui lính ta lại càng hát”

Đọc hết câu chuyện mới thấy “rừng” cũng là một nhân vật quan trọng. Rừng chứng kiến đủ cảnh lính tráng. Từ “có chú nai vàng nghiêng đôi tai ngơ ngác” nhìn những chàng lính trẻ “ngắt một đoá hoa rừng cài lên mũ ta đi” đến những cánh rừng lạnh sâu thăm thẳm, nơi cả một đội hình lính cời truồng vượt suối. Và rừng chứng kiến nhũng cơn đói của lính và chứng kiến họ vươn lên “không kêu đói nữa”. Chỉ còn "rừng đói”.

Lại nhớ câu ca vang vọng một thời “ta vượt trên đỉnh núi cao Trường Sơn. Đá mòn mà đôi gót không mòn”.

Đã có độ lùi thời gian để Nguyễn Trong Luân tả rừng đẹp, cảnh đẹp trên đường ra trận của người lính mà không sợ bị phê là “tô hồng”. Người lính Cụ Hồ, anh bộ đội Cụ Hồ, tiểu đoàn lính sinh viên đã vượt qua cái đói để sống và chiến đấu. Anh có lối kể chuyện hóm hỉnh, câu văn ngắn gọn và không sợ dùng những cách nói đầy chất lính tráng. Kể cả những lúc lính văng tục. Tôi thích một đoạn văn anh tả “vết dây võng” (trang 164):

... “Nhìn vết dây võng trên thân cây mà hiểu được tâm tình đồng đội. Thằng nghịch ngợm cựa quậy đung đưa vết dây võng cứa lam nham. Thằng chỉn chu trầm lắng vết dây hằn lõm vào vỏ cây chỉ một vệt. Trên suốt dải Trường Sơn có hàng triệu vết võng cứa vào thân cây . Những vỏ cây Trường Sơn tứa nhựa. Thời gian sẽ làm mờ đi những dấu vết đó. Nhưng sẽ phải rất lâu".

Nói theo kiểu phê bình thì tiểu thuyết” Rừng đói” đã có những nhân vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình. Trong lời cuối chuyện, Nguyễn Trọng Luân  nói rất khiêm tốn: "Trong bao nhiêu sự dũng cảm của người lính, bao nhiêu trận đánh hào hùng ngày ấy chúng tôi từng trải qua, chúng tôi thấy mọi sự trở nên bình thường vì chúng tôi là lính”. Chuyện về một tiểu đoàn chưa giáp trận chỉ đi đào sắn cho đơn vị ăn mà đánh nhau… không có gì li kì cao siêu cả. Ấy vậy mà những người lính sinh viên thì nhớ mãi. Nó còn nhớ rõ rệt hơn những trận đánh sau này của đời lính trận chúng tôi. Trong cái tiểu đoàn mót sắn này có hai người trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang và hàng chục dũng sĩ ưu tú.

Là một sựư tình cờ thú vị. Tôi - kẻ viết bài giới thiệu cuốn sách này, tháng 11/1975 ở hậu cứ của Quân đoàn 3 tại Thủ Dầu Một (Bình Dương) đã gặp , trò chuyện và phỏng vấn, phát trên đài phát thanh Giải Phóng câu chuyện của một trong hai Anh hùng của Tiểu đoàn lính sinh viên mót sắn. Đó là Thượng sĩ Nguyễn Vi Hợi - người chiến sĩ nổi tiếng trong đợt truy kích địch khi chúng rút chạy từ Gia Lai về Cheo Reo – Phú Bổn.

Một trong những khẩu hiệu mà Hợi phát loa để lính địch nghe là “ hàng thì sẽ có ăn”.  Tôi gặp Nguyễn Vi Hợi tại Đại hội mừng công của Quân đoàn 3 cùng với Đoàn Sinh Hưởng, lính tăng, sau này cũng được tuyên đương Anh hùng. Còn có cô bé biệt động Sài Gòn Nguyễn Trung Kiên, nổi tiếng với bức ảnh chụp đang dẫn đoàn xe tăng Quân đoàn 3 đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu nguỵ.

Một chi tiết nhỏ, có thể Hợi quên nhưng tôi thì nhớ, vì đó là bài học nghiệp vụ của người làm báo. Cùng gặp Hợi có nhà báo Thép Mới (báo Nhân Dân) và một cô phóng viên báo Giải phóng của Mặt trận dân tộc giải phóng.môi còn thâm đen vì sốt rét. Bạn đồng nghiệp báo Giải phóng hỏi một câu theo tôi là “hơi thô” với một người lính sinh viên. Hợi đang cười vui, bỗng nghiêm nét mặt, trả lời… Tan cuộc, tôi rỉ tai bạn đồng nghiệp “lính có học” để cô bạn thông cảm.

Chiến tranh tháng 2-1979, tôi nghe nói Vi Văn Hợi cũng chỉ huy một đơn vị  chiến đấu ở biên giới phía Bắc nhưng không có dịp gặp lại. Hôm nay, biết thêm một góc sống rất quan trọng của người Anh hùng. Xin cảm ơn tác giả “Rừng đói” và xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc một cuốn sách in đã hơi lâu, nhưng đáng đọc và nên đọc.

“Muộn còn hơn không”. Nhưng thực ra chẳng bao giờ là muộn cả. Việc ôn lại những phút giây “đời người chỉ sống có một lần” trong cuộc trường chinh vì Độc lập Tự do của Đất nước, của Dân tộc.

Trương Cộng Hòa/VOV

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.