Mùi Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù có đi khắp bốn phương trời, vẫn bồi hồi nhớ về nơi ta đã lớn khôn. Nhất là những vị ngọt chua đi theo suốt bốn mùa.

Chợ hoa Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Việt Thanh
Chợ hoa Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Việt Thanh


1. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Giống với những người con lớn lên ngay trên quê hương mình, tôi không có cái cảm giác được về quê, được rời khỏi nhà lên phố hay ở trọ trong một thành phố xa lạ nào đó. Những năm tháng lớn dần trên mảnh đất quê hương, Hà Nội mỗi ngày lại thay đổi thêm. Từ Hồ Gươm, vẽ vòng compa mỗi lúc một rộng ra, Hà Nội cũng rộng dần ra. Ở trong thành phố này từ nhỏ đến lớn đã quen, nên đôi khi chẳng thấy nó khác biệt gì. Cho đến khi đi xa, có những chuyến công tác dài ngày cả tháng, tôi bỗng cứ thấy nôn nao một cách kỳ lạ.

Nhớ những ngày chạy xe về đến cầu Long Biên, cứ đứng mãi trên cây cầu cũ mà ngắm nhìn hoàng hôn hoang hoải buông trên sông Hồng. Dưới kia, những bãi bồi xanh biếc ngô non và hoa màu. Tôi thường dừng lại ăn một bắp ngô vừa dỡ ngọt lịm, hương thơm của ngô phảng phất. Chờ một con tàu chạy xình xịch ngang qua về bến. Dưới chân cầu Long Biên ấy là mùi của cuộc sống mưu sinh vất vả xuôi ngược. Chợ đầu mối lớn nhất Hà Nội họp từ sớm. Trong ánh đèn đỏ quạnh quẽ leo lét, trong làn sương mờ ảo của đêm đông quánh đặc, mọi mặt hàng rau củ đổ về chợ, rồi tỏa đi khắp các chợ trong thành phố này.

Có ai nhớ đến mùi của một tô phở bò thơm ngầy ngậy quện trong gió lạnh. Xuýt xoa trong đôi bàn tay giá lạnh, hương thơm của phở cứ quấn quýt không ngừng. Gánh phở đầu phố nghi ngút khói bốc thơm lừng và những bóng lưng trên chiếc ghế đẩu, xì xụp húp bát nước dùng thơm sực nức. Đi ăn phở đã ở nhiều nơi rồi nhưng sao về ăn phở ở Hà Nội này vẫn cứ thấy ngon nhất. Ngày xưa nghèo khó, chỉ khi ốm, mẹ mới mua cho bát phở đựng trong cái cặp lồng, sao mà ngon đến thế. Giờ đầy đủ rồi, mỗi lần ăn tô phở lại nhớ đến mẹ. Húp cho thật cạn thứ nước phở thơm ngọt, xuýt xoa vị ngon. Hương phở chẳng ở nơi nào giống thế được.

2. Phố xá cứ ấm trong mưa phùn, mùi của mưa ẩm, của sương trắng trời giăng lối, của thời tiết đỏng đảnh. Mưa cứ giăng khắp lối, chẳng nhìn rõ cái gì với cái gì. Tay đút sâu vào túi. Mặc đến vài lớp áo vẫn cứ thấy lạnh. Mùi ẩm của mưa phùn phùn không dễ chịu, nhưng mưa phùn làm nẩy lộc xuân. Cây bàng trổ những chiếc lá non xanh mướt và hàng hoa sưa cứ bung từng chùm hoa trắng, sũng mình trong mưa.

Mùi của tết đã lại đến rồi! Mùi của nồi bánh chưng lục bục và hương mùi già. Những chiều 30, trong nhà cứ thơm sực nức mùi của mùi già vừa đun, ấm sực. Hương thơm dễ chịu và khó quên ấy chỉ có ở Hà Nội, trong những chiều cuối năm.

Có những chiều chạy xe vội vã giữa thành phố này, tôi bỗng khựng lại vì mùi của hoa hoàng lan. Có cây hoa hoàng lan nào đó nằm khuất sâu trong vườn một ngôi biệt thự cổ đang nở những đóa hoa đêm dìu dặt. Có ai đó đang khẽ mở khuôn cửa sổ, để hương hoa víu vít trong phòng. Cuộc sống hối hả ngoài kia, vẫn có những góc dịu dàng đến thế.

3. Những âm thanh, màu sắc và mùi vị của nơi này cứ theo ta đi khắp đó đây. Giữa những bộn bề lo toan, nhớ đến Hà Nội như nhớ về người yêu cũ. Sống ở trong thành phố này đủ cả bốn mùa xuân hạ thu đông, nhớ đến nơi này đủ cả bốn mùa thu đông xuân hạ. Ở mỗi khoảnh khắc, bất chợt lại thấy Hà Nội vương vít, hanh hao.

Xuân mang theo vị của mưa ẩm, của tết. Hạ về trong vị chua của trái sấu, hương thơm của hoa loa kèn. Vị của mùa thu vàng mật ngọt, của hoa sữa đêm thì thầm. Đông về mang vị của giá lạnh, của hương gừng trong đủ món ngon. Cứ thế ta yêu mảnh đất này và nhớ đến cồn cào tim gan.

Dù nơi này có mọc lên hàng trăm tòa nhà, chẻ thêm hàng ngàn con đường, tỏa khắp tám phương, trái tim của Hà Nội vẫn là 36 phố phường, là hồ Gươm, hồ Tây gió lộng. Và dù có đi khắp bốn phương trời, vẫn bồi hồi nhớ về nơi ta đã lớn khôn.

Yêu Hà Nội, nhớ vị Hà Nội.

Ở nơi này, có gia đình tôi!

Ở nơi này, Hà Nội của tôi, vẫn đang lớn lên, mỗi ngày!



 

 



Theo LÊ THU THẢO (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.