Mục sở thị cơ sở làm trâu linh vật trang trí Tết ở Phố núi Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Những ngày này, các cơ sở điêu khắc, mỹ thuật ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tất bật hoàn thiện những mô hình linh vật của năm với đủ hình dáng và màu sắc theo nhu cầu của khách hàng.
- Ảnh 1: Chúng tôi ghé thăm cơ sở điêu khắc Nguyễn Vinh (26A Phù Đổng, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) để “mục sở thị” quy trình tạo ra những con trâu-linh vật của năm Tân Sửu-để trang trí Tết.
Cơ sở điêu khắc Nguyễn Vinh (26A Phù Đổng, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) là nơi được nhiều khách hàng đặt làm trâu linh vật để trang trí trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

- Ảnh 2: Chị Lê Thị Ngọc-chủ cơ sở điêu khắc Nguyễn Vinh-cho biết, bên cạnh sản xuất tượng, phù điêu, non bộ, vẽ tranh trang trí... mỗi dịp Tết đến Xuân về, cơ sở còn nhận thêm các hợp đồng làm linh vật của năm bằng xi măng, thạch cao hoặc nhựa tổng hợp compusite.
Chị Lê Thị Ngọc-chủ cơ sở điêu khắc Nguyễn Vinh-cho biết, bên cạnh sản xuất tượng, phù điêu, non bộ, vẽ tranh trang trí... mỗi dịp Tết đến, cơ sở còn nhận thêm các hợp đồng làm linh vật của năm bằng xi măng, thạch cao hoặc nhựa tổng hợp composite. Năm nay, ngoài các nhà hàng, quán cà phê, karaoke, homestay đặt làm trâu vàng trang trí, cơ sở còn hợp đồng với Công ty TNHH một thành viên Công trình đô thị Gia Lai để thực hiện 6 chú trâu hoạt hình, cách điệu trang trí tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). 

- Ảnh 5: Để hoàn thiện một con trâu mất trung bình khoảng 1 tuần và phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên, căn cứ vào bản vẽ mẫu, người thợ sẽ tiến hành làm cốt bằng sắt và tre.
Để hoàn thiện một con trâu mất trung bình khoảng 1 tuần và phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên, căn cứ vào bản vẽ mẫu, người thợ sẽ tiến hành làm cốt bằng sắt và tre.
a
Tiếp đến là khâu tạo hình con vật bằng đất sét. Theo chia sẻ của chủ cơ sở, đây là công đoạn khó nhất vì nó quyết định độ hoàn hảo và hồn cốt cho thành phẩm.
- Ảnh 7: Khi tạo hình, đòi hỏi người thợ phải thật tỉ mỉ và khéo léo ở từng chi tiết. Việc này giúp tiết giảm thời gian cho các khâu tiếp theo.
Khi tạo hình đòi hỏi người thợ phải thật tỉ mỉ và khéo léo ở từng chi tiết. Việc này giúp tiết giảm thời gian cho các khâu tiếp theo.
- Ảnh 8: Sau khi đúc khuôn thạch cao sẽ đến công đoạn đổ nhựa hoặc xi măng tạo hình hoàn chỉnh cho linh vật. Sản phẩm tiếp theo sẽ được làm mịn bề mặt để sẵn sàng cho khâu sơn vẽ.
Sau khi đúc khuôn thạch cao sẽ đến công đoạn đổ nhựa hoặc xi măng tạo hình hoàn chỉnh cho linh vật. Sản phẩm tiếp theo sẽ được làm mịn bề mặt để sẵn sàng cho khâu sơn vẽ.

- Ảnh 9: Công đoạn sơn vẽ trang trí cũng không kém phần quan trọng để “thổi hồn” vào linh vật. Tùy theo yêu cầu của khách mà cơ sở tạo hình và màu sắc giống trâu thật hoặc cách điệu thành trâu vàng, trâu hoạt hình.
Công đoạn sơn vẽ trang trí cũng không kém phần quan trọng để “thổi hồn” vào linh vật. Tùy theo yêu cầu của khách mà cơ sở tạo hình và màu sắc giống trâu thật hoặc cách điệu thành trâu vàng, trâu hoạt hình.

- Ảnh 10: Chị Ngọc cho hay, đến thời điểm hiện tại, cơ sở của chị đã hoàn thiện hơn 20 con trâu cho khách hàng ở TP. Pleiku, huyện Đak Đoa và các địa phương lân cận như Kon Tum, Đà Nẵng... với giá dao động từ 4-6 triệu đồng/con tùy theo chất liệu. Số còn lại sẽ bàn giao từ nay đến 23 tháng Chạp. Hai kích thước chính mà cơ sở sản xuất là 1,5x2,3 mét và 1,2x2,3 mét. Trâu bằng xi măng nặng khoảng 200 kg, còn trâu bằng nhựa nặng không quá 40 kg.
Chị Ngọc cho hay, đến thời điểm hiện tại, cơ sở của chị đã hoàn thiện hơn 20 con trâu cho khách hàng ở TP. Pleiku, huyện Đak Đoa và các địa phương như Kon Tum, Đà Nẵng... với giá dao động 4-6 triệu đồng/con tùy theo chất liệu. Số còn lại sẽ bàn giao từ nay đến 23 tháng Chạp. Linh vật trâu mà cơ sở sản xuất chủ yếu có kích thước 1,5x2,3 m và 1,2x2,3 m. Trâu bằng xi măng nặng khoảng 200 kg, còn trâu bằng nhựa nặng không quá 40 kg.
- Ảnh 11: Hình ảnh con trâu từ xưa tới nay đều rất gần gũi và thân thiết với con người Việt Nam nói chung và người nông dân nói riêng. Trâu là biểu tượng cho đức tính hiền lành, chịu khó, sự bền bỉ và mạnh mẽ; đồng thời cũng là hiện thân cho sự no ấm, đủ đầy. Vì vậy, linh vật của năm này được nhiều người ưa chuộng để trang trí sân vườn đón Tết Tân Sửu sắp đến.
Hình ảnh con trâu từ xưa tới nay đều rất gần gũi và thân thiết với người Việt Nam. Trâu là biểu tượng cho đức tính hiền lành, chịu khó, sự bền bỉ và mạnh mẽ; đồng thời cũng là hiện thân cho sự no ấm, đủ đầy. Vì vậy, linh vật của năm này được nhiều người ưa chuộng để trang trí sân vườn đón Tết Tân Sửu sắp đến.
HỒNG THI (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.