Mùa thơm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nếu thời gian có một hình dung rõ ràng, có lẽ tôi sẽ cất riêng mùa thu lại cho mình, giấu vào một chiếc túi, để khi nhung nhớ, lại có thể đem ra nhìn ngắm.
Cái mùa gì mà dễ làm say lòng người đến lạ. Say ở nắng ở mưa, say ở khí trời dịu dàng thanh mát, say ở những đóa mây nhẹ bẫng như treo lên giữa tầng không. Vừa rỉ rả mưa đấy, đã chợt như chỉ còn lại lớp sương mù la đà vơ vẩn, rồi nắng mảnh nhẹ lơ đãng rơi xuống lớp sương mù đùng đục khiến không gian chợt bừng lên. Nhẹ nhõm đến độ, đi giữa đất trời, cảm thấy mình đến thở cũng nên thật khẽ, sợ làm lay động đến tất thảy xung quanh.
Trong khu vườn chớm thu, cây lá đã vào độ đằm mình để dồn hết cho những chùm quả chín. Mới hôm nào, tôi còn say sưa với những chùm bông bưởi trắng nở khắp vòm cây, hương hoa ngào ngạt ướp đẫm cả một góc vườn, thì nay, những quả bưởi đã nặng trĩu cả cành, lớp vỏ xanh căng mịn óng. Những quả hồng đang dần thắp đỏ mình theo nắng. Những quả lựu cũng vậy, chín ngọt dần theo những chuyển động của mùa. Những quả thị vàng mơ lấp ló trong vòm lá như những con mắt nắng đang mở tròn nhìn mùa chín thơm dần trên đôi tay trẻ nhỏ. Bất chợt nhớ quá cái túi mắt lưới đan bằng sợi cây đay tươi tước nhỏ đựng quả thị vàng như nhốt cả mùa thu đầy hương thơm và dịu ngọt mà tôi luôn khư khư giữ trong tay. Như thể, nếu tôi chỉ cần sểnh tay, là cái mùa chín hươm đầy mê dụ kia sẽ mãi mãi tuột mất khỏi mình.
Với tôi, mùa thu luôn ắp đầy hương thơm. Không chỉ là mùi hương cụ thể của cỏ cây hoa trái, mà có lẽ, phần nhiều hơn, đó là sự ắp đầy hương thơm trong mường tượng. Đôi khi, thoảng qua tôi là mùi thơm đầm đậm của quả thị chín, thỉnh thoảng là mùi thơm hăng hắc của hoa cúc chi, có lúc, lại là hương cốm thanh thanh tỏa ra từ một đêm ngâu muộn… Ngay cả không gian cũng như ướp đẫm hương thơm. Hương thơm của hoa ngâu hoa quế, hương cỏ mật dậy đêm; hương của đám lá khô đang hoai mục đi trong đất; hương gỗ thông lựng thơm trong những thoảng gió chiều... Mỗi ban mai hoặc khi đêm vắng, mỗi khắc mưa hay lúc nắng mảnh nhẹ buông, đều như cảm nhận được thứ hương thơm ướp trong không gian khiến con người như say lịm đi, đầy mê hoặc. Những mùi hương, khi thì dịu nhẹ, lúc lại nồng nã luôn có sức lay động mạnh mẽ thứ cảm xúc xốn xang trong tiết trời se sắt.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Con người ta đi tới đâu, sẽ mang theo quê hương và kỷ niệm. Không xa lạ gì việc những người Việt định cư ở nước ngoài mang theo hoa mai, hoa đào để trồng trong vườn nhà, cũng không khó gì để tìm thấy phở, bánh mì hay bất cứ một món ăn thuần Việt nào ở những khu người Việt sinh sống tại nước ngoài… Trong hành trang của người xa xứ, đôi khi có thêm ít hạt giống, vài cây con bé xíu được bao bọc thật cẩn thận. Khi họ gieo một hạt mầm hay đặt một cây non xuống mảnh đất mới, là họ đã bắt đầu nuôi dưỡng những kỷ niệm trong đời sống thực tại của mình. Thế nên, lích kích nấu một món ăn từ thơ bé, ngồi lẩn thẩn làm một con diều, một chiếc đèn ông sao hay một việc gì tương tự thế, với rất nhiều thời gian và tâm sức, không hẳn chỉ đơn thuần là nhu cầu hưởng thụ vật chất, mà sâu thẳm nơi những việc vẻ như “mất thời gian” đó, chính là việc chúng ta luôn khát khao được sống mãi với những gì đẹp đẽ đã vuột mất khỏi thời gian. Thế nên một ngày, khi mùa thu vừa chớm, quả thị hươm vàng treo lơ lửng vào tháng 8 giữa cao nguyên, tựa như mắt nắng mở tròn nhìn một đứa bé con trong tôi đầy lạ lẫm, trên từng ngón mùa nao nức hương thơm của ký ức xa xưa, tôi như lạc về những mắt lưới mùa thu trong đôi tay bé xíu.
Cuộc sống vẻ như ngày một nhanh gấp, ngày càng tiện ích. Thế giới ngày càng phẳng, mọi khoảng cách về không gian không còn là vấn đề quan trọng. Chỉ có khoảng cách trở về ngày cũ là mỗi ngày càng một xa dần. Trong cái không gian phẳng của thực tại, tôi như kẻ lẩn thẩn, mãi loanh quanh với những mùa thơm dịu ngọt của riêng mình.
Chúng ta, ai cũng đã từng là trẻ nhỏ. Và kỳ diệu thay, tất cả những đứa trẻ đều có những kỷ niệm được cất giữ như những món quà quý. Cho đến tận khi đã không còn là một đứa trẻ nữa, chúng ta vẫn nhớ, vẫn ước được quay trở về những ngày tháng năm ấy hoặc chí ít, được sống lại với những kỷ niệm mà mình luôn cất giữ. Thì ra, trong suốt hành trình, phần nhiều là vô cùng đơn độc của một đời dài, thứ chúng ta luôn quay quắt kiếm tìm, lại là một phần của chính mình.
Tôi nhẹ nâng những mùa thơm trên tay, thấy từng ngón mùa nao nức đẫm hương thu vừa chớm.
ĐÀO AN DUYÊN
 

Có thể bạn quan tâm

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.