Mùa theo bóng nắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhìn vạt nắng xuyên qua tàng cây và hắt lên những giọt ấm áp, anh bạn hỏi tôi: Theo em, điều gì khiến người ta nhớ nhất khi ở Gia Lai? Tôi nói, đó là khí hậu, là nắng, là gió, là đất đỏ, là cánh rừng. Mấy thức đó quyện lại, tạo nên hương vị rất đặc biệt của cao nguyên. 

Bạn tôi ồ lên: “Chính xác, đó là cảm giác tuyệt diệu về một vùng đất vừa đẹp, vừa lãng mạn, lại vô cùng hấp dẫn. Anh thích những buổi chiều tà, chở bạn gái đi trên con đường đầy bụi đỏ, chạy xuyên qua những vệt nắng và hướng về phía làng xa. Người làng gùi nắng, gùi nước ngược gió đi về, trước mặt là đứa bé nằm trong địu ngủ lắc lư, đàn bò thong dong với sợi chuông lúc lắc”.

 Ảnh minh họa: N.L.V.Q
Ảnh minh họa: N.L.V.Q

Nghe anh chia sẻ, tôi khẽ khàng nói: “Vậy là, anh đã trở thành công dân Gia Lai thứ thiệt rồi. Như em, không sinh ra ở đây, nhưng sống 30 năm thì cũng thành người của vùng đất tràn đầy nắng gió này”. Rồi tôi nghĩ, không biết có phải tình yêu Gia Lai thắm đượm đó không mà khi phải rời đi, bạn tôi đã mua những vật dụng quen thuộc của người Tây Nguyên như gùi, cối, thuyền độc mộc để hàng ngày nhìn ngắm. Anh còn trồng cây kơ nia, mà anh vẫn thường gọi là cây biết tuốt trong niềm mong mỏi cây lớn lên hợp với khí hậu biển, rồi tỏa bóng, kiêu hãnh bên trời. Thì ra, mỗi người lại đi qua niềm yêu một cách rất khác nhau như vậy. Tôi gọi đó là niềm yêu thương dành cho quê hương, xứ sở, nơi mà mình đã từng gắn bó.

Tây Nguyên những ngày cuối năm bao giờ cũng là khoảng thời gian đẹp nhất. Mùa chuyển mùa, tiếp mùa giữa đất trời biến chuyển. Dưới nền trời xanh nhạt có pha lẫn với không khí lạnh từ gió mùa phương Bắc. Không khí lạnh làm bầu trời bớt cao xanh nhưng gợi cảm. Gió đủ khẽ, nắng đủ thơm và con người cũng đủ niềm vui khi ngắm vạt dã quỳ vẫn vàng mơ bên rẫy, đám cỏ đuôi chồn ánh tím lấp lánh đùa cùng vạt gió, còn cành mai trước sân thì đang e ấp nụ xinh.

Tôi ở xa trở về. Phố đón tôi bằng cái lạnh dịu nhẹ. Tôi đi bộ dọc phố, bóng nắng lên theo hàng cây. Mùa mới về mang màu nắng rất khác. Nắng tựa lên vai người đi hòa lẫn với hương cà phê thoang thoảng bay ra từ nhà ai gần đó. Tôi lại nhớ đến người bạn của mình cùng lời cảm thán đáng yêu: “Chao ôi, tiết trời này mà không về Gia Lai, lang thang đâu đó uống ly cà phê, thưởng ngoạn đất trời thì thấy mình thật có lỗi với đất trời, với cảnh sắc quá đỗi”.

 

TẠ NGỌC ĐIỆP

 

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.