Mùa mây giăng núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Quê tôi là một thung lũng nằm ven bờ sông Ba, núi bao bọc bốn bề. Chỉ cần ra khỏi thị trấn khoảng vài cây số thì nhìn phía nào cũng thấy núi. Những dãy núi thấp xanh xanh từ bao đời nay đã trở nên thân thuộc với mỗi người dân nơi đây. Mùa đông đến cũng là lúc mây giăng núi, đem lại những vẻ đẹp riêng của một miền quê yên bình.
 Minh họa. Ảnh: huyền trang
Minh họa: Huyền Trang
Vào ngày cuối tuần, tôi thường chở theo con gái nhỏ cùng đến trường nơi tôi công tác. Sau trận mưa đêm, sương mù phủ khắp các nẻo đường. Tôi cảm nhận rất rõ hơi sương phả vào mặt, mi mắt nằng nặng những hạt ngọc li ti của trời, nghe hơi thở mùa đông ngai ngái giữa đường quê. Thời khắc sớm mai qua nhanh như vòng quay của kim phút trên đồng hồ thời gian. Chỉ một lúc sau, ánh sáng của mặt trời làm hơi sương tan mau. Giữa con đường quang đãng, một bên là ruộng lúa đã thu hoạch xong, một bên là cánh đồng mì xanh mát, bỗng dãy núi hiện ra trước mặt. Trong sớm mai êm dịu, đỉnh núi như còn đang say giấc, ẩn mình trong chiếc chăn mây trắng bồng bềnh, êm ái. Xung quanh là những dãy núi thấp, lượn sóng hình lưng ngựa được choàng thêm chiếc khăn voan khổng lồ dệt bằng bông mây hờ hững vắt ngang. Những tia nắng mai dịu dàng chiếu xuống làm dải khăn trở nên trong vắt, vương đầy hơi bụi thủy tinh. Nhìn cảnh ấy, con gái tôi chợt thốt lên: “Mẹ ơi, cứ như núi ở trên trời ấy nhỉ!”.
Chúng tôi đi chầm chậm qua những con đường bê tông phẳng lì. Tôi dừng hẳn xe lại khi chợt thấy đàn cò bay qua rẫy mì rồi đậu lên cây điều phía xa mà sau lưng nó lại là dãy núi mây mù bao phủ. Sắc trắng của cánh cò điệp cùng màu trắng của dải mây giữa trập trùng màu xanh cây lá khiến ta như lạc vào tiên cảnh. Cô gái nhỏ ngây người đứng nhìn đàn cò. Không gian tĩnh lặng nghe rõ cả tiếng dế kêu riu riu dưới chân và tiếng chim bay ngang qua trước mặt. Khung cảnh đầy vẻ thi vị của một sớm mùa đông yên bình.
Đến giữa trưa, khi mặt trời đã đứng bóng, mẹ con tôi lại theo đường cũ về nhà. Lúc này, những dải mây đã rời xa núi chạy tít lên trời cao. Mây trắng thả từng cụm bông nổi bật giữa bầu trời xanh vòi vọi. Dãy núi trở lại màu xanh nguyên thủy. Chúng tôi lại một lần nữa ngắm núi để thấy sự diệu kỳ của nắng. Những vạt nắng khác nhau xuất hiện trên cùng một dãy núi. Có vạt nắng vàng tươi, soi tỏ từng nhành cây, ngọn cỏ. Lại có những bóng nắng co cụm thành từng đám sẫm màu rải rác khắp sườn núi. Cái nắng ấm đầu đông hong khô những chùm hoa muồng vàng, đem lại cảm giác tươi mới. Đường về nhà không còn thấy xa nữa.
Đi qua những ngày mây giăng núi mới thấy yêu hơn những khoảnh khắc đẹp của đất trời, vạn vật. Thiên nhiên bao la, diệu kỳ nuôi dưỡng tâm hồn ta thư thái, khiến ta có động lực vượt qua những trở ngại đời thường. Và những dãy núi giăng mây cứ trở đi trở lại trong tâm trí tôi. Đó mãi là hình ảnh đẹp đẽ của quê hương yêu dấu.
MAI HƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.