Mưa lũ gây sạt lở nghiêm trọng tại Lâm Đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều ngày qua, nước sông Đạ Quay đoạn bên cạnh tỉnh lộ 721 qua huyện Đạ Huoai và huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) liên tục dâng cao khiến đoạn sông này bị sạt lở nghiêm trọng.
Hàng trăm mét khối đất, cây trồng và cả trụ điện cao thế đều bị cuốn phăng xuống sông Đạ Quay (huyện Đạ Huoai). Sạt lở gây thiệt hại ước tính hàng tỉ đồng khiến người dân vô cùng lo lắng.
Uy hiếp trực tiếp đến chiếc cầu Đạ Quay trên Tỉnh lộ 721 (nguồn NLĐO)
Nước sông Đạ Quay liên tục dâng cao những ngày vừa qua. (nguồn NLĐO)
Đoạn sạt lở có chiều dài hơn 400 m, rộng hơn 20 m, sâu hơn 4 m "ăn" sâu vào vườn rẫy của hàng chục hộ dân trên địa bàn thôn 3, xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai cuốn phăng hàng chục cây sầu riêng, cà phê, măng cụt, dâu tằm... trên diện tích hơn 2.000 m2 đất nông nghiệp khiến người dân vô cùng lo lắng.
Ông Võ Tấn Thành (49 tuổi, ngụ thôn 1, xã Đạ Oai) có diện tích đất sát bờ sông Đạ Quay sạt lở nghiêm trọng cho biết: Tình trạng sạt lở này vẫn chưa dừng lại. Gia đình ông có hơn 6 sào đất canh tác cà phê và sầu riêng, năm ngoái đã bị sạt lở khoảng hơn 10 m, năm nay tình trạng sạt lở nghiêm trọng hơn khi nước lũ dâng cao, xoáy sâu vào vườn rẫy cuốn trôi hơn 20 cây sầu riêng, 5 hàng cà phê, thiệt hại ước tính hơn 500 triệu đồng. Ngoài ra, 2 cây trụ điện cao thế đặt trên vườn nhà ông cũng bị nước lũ cuốn xuống sông, gây mất điện cục bộ nhiều ngày. Không riêng gia đình ông Thành, điểm sạt lở còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 10 hộ gia đình khác ước tính thiệt hại lên đến hàng tỉ đồng.
Ông Võ Văn Đào, Chủ tịch UBND xã Đạ Oai (huyện Đạ Huoai) cho biết: Vụ sạt lở xảy ra rất nhanh, chỉ trong 1 ngày đã cuốn trôi nhiều diện tích đất nông nghiệp của 5 hộ dân 2 thôn. Sau khi nắm bắt tình hình sạt lở, chính quyền xã cùng phòng nông nghiệp, phòng kinh tế hạ tầng cùng điện lực huyện Đạ Huoai đã ghi nhận, khảo sát và tiếp tục đề xuất lên UBND tỉnh xem xét có hướng xử lý.
Theo ông Đặng Hùng Việt-Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng): Trên địa bàn huyện Đạ Huoai trong thời gian qua xảy ra nhiều đợt mưa lớn kéo dài gây ngập lụt và sạt lở đất, sạt lở bờ sông tại một số khu vực làm ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân và một số cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Riêng sạt lở bờ sông Đạ Quay tại khu vực thôn 3, vị trí sạt lở dài 400 m đã nhấn chìm khoảng 2.000 m2 đất nông nghiệp, hoa màu của người dân, sạt lở vẫn đang tiếp tục lấn sâu về phía bờ và mở rộng phạm vi sạt lở và làm thiệt hại 1 trụ điện 22KV vị trí trụ 471/180 khoảng vượt sông Đạ Oai 471/180-471/181 tuyến đường dây 471 đường dây tải điện Bảo Lộc - Đạ Tẻh.
Để khắc phục tình trạng này, UBND huyện Đạ Huoai đã có báo cáo đề nghị UBND tỉnh và các sở ngành chức năng cho phép địa phương lập dự án đầu tư xử lý và gia cố bờ sông tại các trọng điểm sạt lở đất, sạt lở bờ sông trên địa bàn. Đồng thời, UBND huyện đã trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt phương án hỗ trợ địa phương, hỗ trợ người dân bị thiệt hại về cây trồng do ngập úng gây ra.
Chu Quốc Hùng (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.