Một bộ sách có tầm vóc và ý nghĩa to lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhà văn Trung Trung Đỉnh vào Gia Lai từ ngày 6-10 để làm công tác tiền trạm và chủ động đặt vấn đề phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai, Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình Gia Lai cho lễ giới thiệu bộ sách “Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ-Văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh”. Với ông mỗi khi trở về Gia Lai như trở về nhà vì nơi đây ông đã sống, chiến đấu suốt một thời trai trẻ. Ông có nhiều bạn bè thân mến, anh em cùng nghề viết. Mọi công việc đã được triển khai cụ thể cho từng đơn vị phối hợp. Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi lễ ra mắt từ chương trình văn nghệ chào mừng chuyên đề về Bác Hồ-vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, đến kịch bản và người điều hành buổi lễ... Sáng 10-10-2014 - một ngày ‎kỷ niệm đáng nhớ với mỗi người dân thủ đô Hà Nội-60 năm Ngày giải phóng Thủ đô (1954-2014), cũng là vừa tròn 62 năm Ngày kỷ niệm ngành Xuất bản-In và Phát hành nước ta (1952-2014).

Ảnh: Hoàng Thanh Hương
Ảnh: Hoàng Thanh Hương

Buổi lễ được tổ chức trang trọng tại Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum với nhiều phần việc được Nhà Xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam lên kịch bản chi tiết với sự tham dự khá đông của cán bộ, công chức, viên chức ngành Văn hóa, các văn nghệ sĩ địa phương, thầy-cô giáo các trường THPT, THCS tại TP. Pleiku và công chúng quan tâm.

Theo báo cáo của Ban Quản lý ‎dự án, ngày 31-12-2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đồng ý cho Hội Nhà văn Việt Nam thực hiện dự án bộ sách “Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ-Văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh”. Ban Bí thư khẳng định, đây là việc làm có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định tình cảm cua Bác Hồ đối với văn nghệ sĩ và tình cảm của văn nghệ sĩ đối với Bác Hồ, góp phần thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về văn học nghệ thuật, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và thiết thực chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Bác.

Sau khi được Ban Bí thư Trung ương tin tưởng giao dự án đến nay bộ sách đã hoàn thành và phát hành.

Đây là một công trình đồ sộ có chất lượng cao về nội dung và đẹp về hình thức. Ban đầu bộ sách được xây dựng thành 17 tập với nội dung chia 4 phần và dự kiến thời gian hoàn thành vào 19-5-2012 nhưng do nhiều yếu tố khách quan, dự án buộc phải tinh tuyển lại còn 11 tập.

Bộ sách là toàn thể các bài viết, bài nói chuyện của Bác Hồ tại các hội nghị về văn hóa-văn nghệ, các lần gặp gỡ trao đổi với cán bộ văn học nghệ thuật chuyên ngành qua các thời kỳ cách mạng Việt Nam. Đồng thời đây cũng là các bài viết, cảm nhận, nhận định của các nhà văn nghệ có uy tín về quan điểm VHNT và sáng tác của Bác. Tình cảm của Bác Hồ đối với văn nghệ sĩ-văn nghệ với Bác Hồ biểu hiện qua các buổi làm việc, gặp gỡ thăm hỏi của Bác với các tổ chức và cá nhân văn nghệ sĩ, các câu chuyện, bài viết, cảm nghĩ... thể hiện tình cảm của văn nghệ sĩ với Bác Hồ, Bác Hồ với văn nghệ sĩ thế giới-văn nghệ sĩ thế giới với Bác. Các tác phẩm VHNT của Bác trong tập sách vừa thể hiện tư tưởng nghệ thuật của Bác đồng thời là quan điểm, tình cảm của Bác đối với các đối tượng sáng tác, với nhân dân và đất nước. Thơ chúc Tết của Người, thơ và văn viết trong quá trình hoạt động cách mạng, quá trình công tác, ngoại giao... Đặc biệt là tập thơ “Nhật ký trong tù” được các văn nghệ sĩ khẳng định đây là một kiệt tác của nền văn học cách mạng Việt Nam.

Đây là bộ sách giới thiệu các tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu viết về Bác Hồ gồm nhiều thể loại: văn học, hội họa, nhiếp ảnh, âm nhạc, kịch bản điện ảnh, sân khấu... Nhà văn Trung Trung Đỉnh-Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà Xuất bản Hội Nhà văn cho biết: “Quá trình làm bộ sách, chúng tôi đặc biệt coi trọng chất lượng nội dung, hình thức phải đẹp, hấp dẫn, giá trị sử dụng lâu bền, nhằm thu hút đông đảo người đọc, bộ sách thực sự là công trình văn hóa có chất lượng và giá trị thẩm mỹ cao”.

Để bộ sách được hoàn thành, những người thực hiện đã phải bỏ nhiều công sức để sưu tầm, tuyển chọn công phu từ nguồn tư liệu khá đồ sộ và các tác phẩm VHNT viết về Bác cả trong và ngoài nước, các sáng tác văn học của Bác, từ bộ Tổng tập Hồ Chí Minh, sách tuyển của nhiều NXB, tư liệu của các cơ quan nghiên cứu, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Thông tấn xã Việt Nam... cho đến sáng tác của giới văn nghệ sĩ trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gần đây. Trong 5 năm thực hiện dự án về bộ sách đồ sộ này, NXB Hội Nhà Văn Việt Nam đã nỗ lực sưu tầm để không bỏ sót những tác phẩm tốt với tinh thần tuyển chọn kỹ lưỡng, cẩn trọng. Đây là bộ tuyển công phu và đầy đủ nhất các tác phẩm văn học nghệ thuật của văn nghệ sĩ viết về Hồ Chí Minh và các tác phẩm VHNT của Bác. Trong thời gian qua, Ban Quản lý Dự án Nhà Xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam đã làm lễ trao tặng sách cho: Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân, Hội Phật giáo Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các đồn biên phòng ở Cao Bằng, Hà Giang cùng một số Hội Văn học Nghệ thuật trong nước và chuyển sách đến các địa chỉ cơ quan thư viện, trường học... các đối tượng được thụ hưởng của dự án. Trong lễ giới thiệu bộ sách này tại Gia Lai, nhà văn Trung Trung Đỉnh đại diện Nhà Xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam gửi tặng đến các đơn vị: Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Binh đoàn 15, Quân đoàn 3, Trường Trung cấp VHNT tỉnh, Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum, Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh mỗi đơn vị một bộ sách.

Có thể khẳng định, đây là bộ sách có tầm vóc và y nghĩa to lớn, đã được NXB Hội Nhà văn Việt Nam đầu tư thỏa đáng để bộ sách có chất lượng cao, cả về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Ấn phẩm này cũng là món quà quý của NXB Hội Nhà văn kịp thời hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Hoàng Thanh Hương

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

(GLO)- Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một thời gắn liền với bảng đen, phấn trắng, cùng bao kỷ niệm buồn vui dưới mái trường. Để rồi, sau nhiều năm xa cách, trong giây phút gặp lại thầy cô, bạn bè, những ký ức ấy vẫn ùa về, trào dâng bao nỗi nhớ...
Gương mặt thơ: Lê Va

Gương mặt thơ: Lê Va

(GLO)- Mươi năm trước, có một cái tin làm tôi ngạc nhiên: Đại tá Lê Va (Công an tỉnh Hòa Bình) xin xuất ngũ chuyển ngành về công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh để làm thơ cho... đã.
Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL vừa phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm khuyến khích phong trào sáng tác nghệ thuật về các dân tộc thiểu số và miền núi; góp phần nâng cao cả số lượng và chất lượng các ca khúc đáp ứng yêu cầu của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

(GLO)- Vẫn là những hoài niệm về một tuổi thơ gian khó nơi vùng quê, trong tác phẩm "Cánh đồng tuổi thơ", tác giả Nguyễn Tấn Hỷ thêm một lần nhắc nhớ về hình ảnh tảo tần của người mẹ đã chịu bao vất vả, làm lụng nuôi con khôn lớn từng ngày...
Gieo “hạt giống” văn chương

Gieo “hạt giống” văn chương

(GLO)- Đó là tâm niệm của những người tổ chức và tham gia truyền cảm hứng tại lớp bồi dưỡng văn học trẻ-văn học dân tộc thiểu số năm 2024 tại Gia Lai. Diễn ra từ ngày 1 đến 7-7, chương trình thu hút sự góp mặt của 32 học sinh đến từ các trường THCS, THPT trên địa bàn TP. Pleiku.