Món quà tinh thần nhiều ý nghĩa của những người "gieo chữ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Kết thúc Liên hoan văn nghệ ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Gia Lai chào mừng Ngày 20-11, Phòng GD-ĐT TP.Pleiku xuất sắc giành giải nhất toàn đoàn. Xếp sau là các Phòng GD-ĐT huyện Phú Thiện, Chư Prông, Ia Grai...Nhưng vị trí thứ hạng, giải thưởng chỉ là phần nổi của liên hoan, điều quan trọng hơn khi sân chơi này thực sự trở thành món quà tinh thần nhiều ý nghĩa của những người đi “gieo chữ”.
Nhà Thiếu nhi tỉnh Gia Lai chật kín chỗ ngồi trong đêm công diễn và trao giải liên hoan văn nghệ ngành GD-ĐT diễn ra vào tối qua (15-11). 10 tiết mục được chọn công diễn đến từ Phòng GD-ĐT TP.Pleiku và các huyện Phú Thiện, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Pah...Các đơn vị Trường THPT Phan Bội Châu, Trường Phổ thông dân tộc nội trú THPT Đông Gia Lai...khiến người xem được mãn nhãn với các tiết mục được dàn dựng công phu, hoành tráng. Thầy-cô giáo trở thành những nghệ sĩ cháy hết mình trên sân khấu với vũ điệu thuần thục, chuyên nghiệp, thể hiện sự nghiêm túc trong tập luyện. 
Tiết mục đơn ca của Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT Đông Gia Lai được chọn công diễn tại buổi lễ trao giải. Ảnh: Nguyễn Giang
Tiết mục đơn ca của Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT Đông Gia Lai được chọn công diễn tại buổi lễ trao giải. Ảnh: Nguyễn Giang
Cô Phạm Thị Thu Hòa-giáo viên Trường Mầm non Hoa Hồng (huyện Phú Thiện) chia sẻ: “Đây là năm đầu tiên tôi đi dạy sau khi ra trường. Khi được chọn để tham gia liên hoan văn nghệ của ngành, tôi rất vui mừng. Cả đội đã nghiêm túc tập luyện và  thực sự hạnh phúc khi tiết mục múa “Rừng khát” được chọn công diễn. Và phải nói là cả đoàn Phú Thiện đã vỡ òa mọi cảm xúc, nhảy lên sung sướng, hò reo vui mừng như một đứa trẻ khi tiết mục này được xướng tên ở hạng mục giải nhất dành cho thể loại múa”. Cô Nguyễn Thị Thu Hiền-chuyên viên Phòng GD-ĐT huyện Phú Thiện đã rơi nước mắt và gần như không nói lên lời bởi quá vui, quá hạnh phúc. Điều này đã thể hiện được giá trị tinh thần vô giá mà liên hoan văn nghệ ngành GD-ĐT đã mang lại. 
Không ngại đường xa đến cổ vũ anh em, đồng nghiệp, thầy Bùi Công Năm-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Ia O, huyện Ia Grai) nói: “Trường tôi có cử một cô giáo tham gia liên hoan văn nghệ lần này. Khi hay tin tiết mục của Phòng GD-ĐT huyện được chọn công diễn, các thầy-cô trong trường đã đi cổ vũ rất đông. Dự định ban đầu là chỉ xem tiết mục của đơn vị mình nhưng tôi đã ngồi lại đến cuối buổi vì tất cả các tiết mục được công diễn đêm nay đều quá tuyệt vời. Cảm giác các thầy-cô đều là những diễn viên chuyên nghiệp từ thần thái biểu diễn đến kỹ năng sân khấu”. Đêm công diễn còn thu hút rất đông học sinh tham gia cổ vũ, các em đều cảm thấy thích thú khi thấy thầy-cô giáo của mình trang điểm đẹp, mặc đồ đẹp biểu diễn trên sân khấu như những diễn viên thực thụ.
Phòng GD-ĐT TP.Pleiku vui mừng với giải nhất toàn đoàn. Ảnh: Nguyễn Giang
Phòng GD-ĐT TP.Pleiku vui mừng với giải nhất toàn đoàn. Ảnh: Nguyễn Giang
5 năm mới tổ chức 1 lần, liên hoan văn nghệ ngành GD-ĐT là sân chơi nghệ thuật hiếm hoi dành cho những người làm công tác giáo dục. “Chúng tôi mong muốn sân chơi này là dịp để thầy cô giao lưu, tạo sự gắn kết trong toàn ngành. Liên hoan còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, giáo viên khi ngày tri ân nhà giáo đang đến gần. Sự cho phép học sinh cùng tham gia biểu diễn tại liên hoan còn giúp cho tình cảm thầy-trò trở nên gần gũi hơn, hiểu nhau hơn, từ đó học tập tốt hơn”-ông Lê Duy Đinh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, Trưởng ban tổ chức cho biết.
Về góc độ chuyên môn, nghệ thuật, liên hoan lần này được đánh giá rất cao. NSND Xuân La-thành viên Ban giám khảo nói: “Quá hoành tráng và tuyệt vời! Tôi rất vui khi thấy nghệ thuật được xem trọng, được đầu tư công phu từ trang phục, đạo cụ, dàn dựng. Những người nghệ sĩ không chuyên đã nghiêm túc tập luyện và sống hết mình trên sân khấu. Rất nhiều tiết mục mang ý nghĩa lớn như “Hồn cồng” của Phòng GD-ĐT Chư Prông. Đó là sự tổng hòa của văn hóa và nghệ thuật. Do đó, tôi đánh giá rất cao liên hoan văn nghệ của ngành GD-ĐT năm nay".
Ngày tri ân những người đi “gieo chữ” đang đến rất gần và dư âm của liên hoan văn nghệ ngành GD-ĐT sẽ là món quà tinh thần vô giá bởi nó đã trở thành một kỷ niệm đẹp.
Nguyễn Giang

Có thể bạn quan tâm

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.