Mỗi tỉnh đền bù một giá, dự án cầu 110 nối Đắk Lắk - Gia Lai gần hoàn thành đành 'đắp chiếu'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cầu 110 nằm trên Quốc lộ 14, nối 2 tỉnh Đắk Lắk - Gia Lai được khởi công xây dựng năm 2017. Nhưng đến nay, cây cầu này vẫn đang trong tình trạng " đắp chiếu " vì người dân ở tỉnh Đắk Lắk không đồng thuận bàn giao mặt bằng, do giá đền bù thấp hơn phía bên kia cầu mà tỉnh Gia Lai đã chi trả.
Cây cầu 110 mới đang thi công dang dở thì "đắp chiếu" nhiều năm qua do không giải phóng được mặt bằng và bị thu hồi vốn đầu tư. Ảnh: Tiến Thoại
Cây cầu 110 mới đang thi công dang dở thì "đắp chiếu" nhiều năm qua do không giải phóng được mặt bằng và bị thu hồi vốn đầu tư. Ảnh: Tiến Thoại

Sáng 5.7, một lãnh đạo Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh thừa nhận, dự án cầu 110 dang dở.

“Hiện dự án đang gặp khó vì nguồn vốn đã bị rút. Chúng tôi đang tích cực phối hợp với các cơ quan để có nguồn vốn phù hợp, hoàn thiện dự án trong thời gian sớm nhất để tránh lãng phí”, vị lãnh đạo này chia sẻ.

Cầu đang thi công thì bỏ dở

Những ngày này, khi lưu thông trên tuyến Quốc lộ 14, đoạn giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Lắk - Gia Lai, nhiều người dân địa phương vẫn đang đi trên cây cầu cũ, đã được xây dựng nhiều năm nay.

Anh Nguyễn Minh Cường, một tài xế xe tải chia sẻ: “Đi qua tuyến đường này thường xuyên, tôi thấy thân cây cầu mới đã được hợp long, gần như đã cơ bản hoàn thiện. Nhưng không hiểu vì sao mà cứ bỏ hoang, không đưa vào sử dụng, thật sự rất lãng phí.

Tôi mong các cơ quan quyết liệt vào cuộc, xây dựng hoàn thiện cầu để đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến Quốc lộ 14”.

Năm 2017, Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt dự án xây dựng cầu 110 trên tuyến Quốc lộ 14 nối giữa 2 tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai. Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 24 tỉ đồng, do Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư.

Tháng 4.2018, UBND huyện Ea H'leo (Đắk Lắk) triển khai thu hồi đất và bàn giao mặt bằng cho Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh thực hiện. Thời điểm đó, hàng chục hộ dân bị thu hồi đất đều đồng thuận giao đất.

Tuy nhiên, đến tháng 9.2018, khi huyện Chư Pưh (Gia Lai) bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thì phát sinh sự việc người dân ở huyện Ea H'leo không bàn giao mặt bằng.

Cụ thể, 21 hộ dân ở huyện Ea H’leo (trong đó có 15 hộ đã bàn giao mặt bằng) đã ra ngăn cản đơn vị thi công. Người dân cho rằng, giá đền bù tại huyện Chư Pưh cao hơn tại huyện Ea H'leo nên không đồng ý giao đất. Tháng 12.2018, UBND huyện Ea H'leo huy động nhiều lực lượng tới bảo vệ thi công ngoài thực địa nhưng không thành.

Đến nay, thân cầu 110 đã xây dựng được 88%, phần đường dẫn phía địa phận tỉnh Gia Lai đã hoàn thiện. Nhưng, địa phận Đắk Lắk, công tác giải phóng mặt bằng chưa xong, còn khoảng 12% khối lượng xây lắp (rải 2 lớp cấp phối, thảm nhựa) chưa thực hiện được.

Hiện, cầu 110 tạm ngưng thi công, không biết bao giờ mới hoàn thành. Trong khi đó, các phương tiện giao thông phải di chuyển qua một khúc “cua tay áo” ở trên cây cầu 110 vừa cũ vừa nhỏ, hẹp...

Cầu mới thi công dang dở, mỗi ngày các loại phương tiện phải lưu thông trên cây cầu cũ, nhỏ, hẹp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Ảnh: Tiến Thoại

Cầu mới thi công dang dở, mỗi ngày các loại phương tiện phải lưu thông trên cây cầu cũ, nhỏ, hẹp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Ảnh: Tiến Thoại

Loay hoay tìm nguồn vốn hoàn thiện dự án

Bộ Giao thông Vận tải đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk tự cân đối nguồn ngân sách địa phương hoặc nguồn vốn hợp pháp khác để hoàn thành dự án.

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, nguồn vốn cần để hoàn thiện dự án cầu 110 gần 3,5 tỉ đồng (hơn 1 tỉ đồng giải phóng mặt bằng; 2,4 tỉ đồng xây lắp). Dự án sử dụng nguồn vốn từ Trung ương. Vì vậy, tỉnh Đắk Lắk không thể trích ngân sách để thực hiện. Do đó, UBND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét, bố trí nguồn vốn để tiếp tục thực hiện dự án.

Phúc đáp lại kiến nghị của UBND tỉnh Đắk Lắk, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, kế hoạch đầu tư trung hạn 2021 - 2025 được Quốc hội thông qua không có danh mục dự án cầu 110.

“Dự án cầu 110 sẽ được Bộ Giao thông Vận tải báo cáo cấp có thẩm quyền để bố trí nguồn vốn đầu tư, hoàn thiện vào thời điểm phù hợp” - văn bản phúc đáp của Bộ Giao thông Vận tải cho biết.

Cũng theo UBND tỉnh Đắk Lắk, việc áp giá đền bù tại dự án của tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai khác nhau. Trong đó, phía Gia Lai áp giá đền bù cao hơn Đắk Lắk nên người dân tại tỉnh Đắk Lắk so sánh, khiếu nại dẫn tới công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.