Mời nghệ nhân về trường dạy âm nhạc dân tộc cho học sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Những năm qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã mời nghệ nhân về truyền dạy nghệ thuật đánh cồng chiêng - múa xoang cho học sinh để giữ gìn văn hóa truyền thống của vùng đất Tây nguyên.

A Thao Dương, học sinh lớp 6C Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Hai Bà Trưng, xã Sa Bình, H.Sa Thầy, tâm sự khi còn nhỏ em thường theo ông bà tham gia các lễ hội của làng. Khi nghe tiếng chiêng và xem điệu xoang uyển chuyển, Dương rất thích thú. Nhưng do còn nhỏ, tay còn yếu nên Dương không được học đánh chiêng. Lớn hơn một chút, do phải đi học nên cậu bé ít được lui tới các lễ hội. Lâu lắm không được xem đánh chiêng, Dương rất nhớ.

Ngành giáo dục Kon Tum đưa nghệ thuật cồng chiêng vào trường học để giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống. Ảnh: Sở GD-ĐT Kon Tum

Ngành giáo dục Kon Tum đưa nghệ thuật cồng chiêng vào trường học để giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống. Ảnh: Sở GD-ĐT Kon Tum

Vài năm trước, nhà trường bắt đầu đưa đánh chiêng vào giảng dạy, Dương liền xin tham gia vào đội chiêng của trường. "Khi mới tập, sức yếu em không thể cầm nổi chiêng nên thường tựa vào chân rồi học cách đánh. Sau nhiều ngày lệch nhịp, đến nay em đã thuộc được 2 bài chiêng truyền thống của dân tộc Jrai. Em rất yêu thích tiếng chiêng và muốn học thêm nhiều bài nữa", Dương hồ hởi khoe.

Cô Đặng Thị Thu Thủy, Phó hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Hai Bà Trưng, cho hay năm học này toàn trường có 405 học sinh, trong đó có 62 em tham gia đội cồng chiêng và múa xoang. "Hiện nay tất cả các khối lớp của trường và 4 làng dân tộc thiểu số tại địa phương đều có đội cồng chiêng - xoang. Nhờ có sự giúp đỡ, hỗ trợ của chính quyền địa phương và các già làng mà đội cồng chiêng - xoang của nhà trường được trình diễn trong các cuộc thi, lễ hội", cô Thủy nói.

Ở TP.Kon Tum, phong trào đưa cồng chiêng vào trường học cũng được đẩy mạnh. Ông Thái Khắc Hòa, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Kon Tum, cho biết đơn vị vừa tổ chức Liên hoan Cồng chiêng - Múa xoang, thi trang phục dân tộc thiểu số dành cho học sinh trên địa bàn. Cuộc thi thu hút 16 đội với gần 1.100 học sinh tham dự. Trải qua 5 lần tổ chức, những tiết mục của học sinh ngày càng được chuẩn bị kỹ lưỡng và trình diễn chuyên nghiệp hơn.

"Chúng tôi mong muốn thế hệ trẻ nhận thức được vai trò của cồng chiêng - múa xoang trong sinh hoạt văn hóa truyền thống, nhất là lễ hội dân gian. Chính vì vậy, việc dạy học sinh đánh cồng chiêng, múa xoang là một trong những nội dung thường xuyên được tập luyện ở các trường", ông Hòa nói.

Theo bà Đinh Thị Lan, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Kon Tum, trong những năm qua sở đã chỉ đạo các phòng GD-ĐT, nhà trường đưa cồng chiêng vào dạy học, đặc biệt ở các trường dân tộc nội trú và bán trú. Không những thế, nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng của Tây nguyên, từ năm 2016 đến nay, Hội diễn Cồng chiêng - Xoang học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú tỉnh Kon Tum luôn được duy trì 2 năm/lần. Qua đó đã tuyên truyền tới cán bộ, giáo viên và học sinh về giá trị văn hóa cồng chiêng; nâng cao ý thức trách nhiệm gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.