Moderna thử nghiệm vaccine tăng cường nhắm tới biến thể Omicron

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau Pfizer, Moderna cũng thông báo đang phát triển một loại vaccine tăng cường đặc hiệu cho biến thể Omicron.
Sau Pfizer, Moderna cũng thông báo đang phát triển một loại vaccine tăng cường đặc hiệu cho biến thể Omicron. Ảnh: AFP
Sau Pfizer, Moderna cũng thông báo đang phát triển một loại vaccine tăng cường đặc hiệu cho biến thể Omicron. Ảnh: AFP
Ngày 26.1, công ty công nghệ sinh học Mỹ Moderna thông báo đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng một loại vaccine tăng cường được thiết kế đặc biệt để chống lại biến thể Omicron, CNA đưa tin.
Loại vaccine mới sẽ được thử nghiệm trên tổng cộng 600 tình nguyện viên trưởng thành. Một nửa trong số họ đã được tiêm hai liều vaccine COVID-19 của Moderna ít nhất sáu tháng trước, và một nửa còn lại đã được tiêm một mũi vaccine tăng cường. Do đó, vaccine nhắm tới biến thể Omicron sẽ được sử dụng như liều vaccine thứ ba và thứ tư.
Công ty này cũng đã báo cáo hiệu quả chống lại Omicron của các mũi tiêm tăng cường. Tại thời điểm 6 tháng sau khi tiêm nhắc lại, mức độ kháng thể chống lại Omicron đã giảm sáu lần so với mức đỉnh quan sát được 29 ngày sau khi tiêm. Tuy vậy, lượng kháng thể vẫn có thể được phát hiện ở tất cả người tham gia thử nghiệm.
Giám đốc điều hành Stephane Bancel của Moderna cho biết: “Chúng tôi cảm thấy yên tâm bởi kháng thể chống lại Omicron vẫn tồn tại sau 6 tháng kể từ khi tiêm vaccine tăng cường”.
“Tuy nhiên, trước mối đe dọa lâu dài của Omicron, chúng tôi đang cải tiến vaccine đặc hiệu chống lại biến thể này”, ông Bancel tiếp tục.
Tuyên bố của Moderna được đưa ra một ngày sau khi các đối thủ Pfizer và BioNTech cho biết đã bắt đầu đăng ký thử nghiệm lâm sàng cho một loại vaccine đặc hiệu chống lại biến thể Omicron.
Cả hai loại vaccine này đều dựa trên công nghệ RNA, giúp cho việc tinh chỉnh tương đối dễ dàng và có thể bắt kịp các đột biến đặc trưng của các biến thể mới.
Một số quốc gia, bao gồm cả Mỹ, bắt đầu chứng kiến ​​sự sụt giảm ban đầu của làn sóng lây nhiễm do Omicron, biến thể có khả năng lây lan cao nhất từng được phát hiện cho đến nay.
ANH VŨ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.