“Mở lối” cho những người lầm lỡ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-  Nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đã “mở lối” để những người lầm lỡ có việc làm ổn định, tự tin tái hòa nhập cộng đồng.

Theo đó, thời gian qua, Công an các địa phương tại Gia Lai đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) chú trọng triển khai thực hiện Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 17-8-2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù.

Công an tỉnh và Ngân hàng CSXH tỉnh ký kết chương trình phối hợp triển khai thực hiện tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Ảnh: Nông Hòa

Công an tỉnh và Ngân hàng CSXH tỉnh ký kết chương trình phối hợp triển khai thực hiện tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Ảnh: Nông Hòa

Quan tâm hỗ trợ việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù

Đầu năm 2024, chị Lê Thị Tuyết Nhung (SN 1978, thôn 2, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) được vay 40 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi dành cho người chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 17-8-2023 của Thủ tướng Chính phủ. Với số tiền này, chị có vốn thu mua vỏ cà phê bán cho thương lái; đồng thời mua thêm cây giống hồ tiêu, cà phê để trồng.

Chị Nhung chia sẻ: “Tôi từng chấp hành án 7 năm tù vì mua bán ma túy. Do cải tạo tốt nên tôi được đặc xá, tha tù trước thời hạn hơn 1 năm. Lúc mới về, tôi đi bán quần áo trong các làng; vào mùa cà phê thì đi làm thuê cho người ta. Khi địa phương rà soát những người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu vay vốn, tôi được Công an xã và huyện giới thiệu để Ngân hàng CSXH cho vay vốn. Số tiền này đến với tôi rất kịp thời. Giờ còn nương nhờ nhà cha mẹ nhưng tôi cũng đã gom góp được ít tiền để sau này có thể tự mình lo cho gia đình”.

Với số vốn được cho vay từ Quyết định 22, chị Lê Thị Tuyết Nhung đang trồng thêm hồ tiêu, cà phê để ổn định cuộc sống. Ảnh: Thúy Trinh

Với số vốn được cho vay từ Quyết định 22, chị Lê Thị Tuyết Nhung đang trồng thêm hồ tiêu, cà phê để ổn định cuộc sống. Ảnh: Thúy Trinh

Huyện Đak Đoa có 133 người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương. Để hỗ trợ các trường hợp này nhanh chóng ổn định cuộc sống, Công an huyện tổ chức tư vấn riêng và hỗ trợ làm căn cước công dân, làm thủ tục thay đổi nơi cư trú cho 43 người chấp hành xong án phạt tù về địa phương; đề nghị cấp lý lịch tư pháp cho 5 người đã được xóa án tích.

Đồng thời, đơn vị phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Quyết định số 22/QĐ-TTg và các văn bản liên quan, nhất là tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù, cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù vay vốn để sản xuất kinh doanh.

Trung tá Trương Kim Vũ-Đội trưởng Đội Thi hành án và Hỗ trợ tư pháp (Công an huyện Đak Đoa) cho biết: “Từ đầu năm đến nay, Công an huyện và Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện đã xem xét, giải ngân cho 5 trường hợp chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương với tổng số tiền 400 triệu đồng; giải ngân nguồn vốn tạo việc làm cho 2 trường hợp với tổng số tiền 100 triệu đồng. Đến nay, toàn huyện có 19 người được vay vốn theo Quyết định số 22/QĐ-TTg với tổng số tiền 1,45 tỷ đồng”.

"Vững bước trên con đường hoàn lương"

Đó là tên mô hình hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng đang được triển khai tại xã Hà Tam, huyện Đak Pơ. Xã Hà Tam có 48 đối tượng tù tha, chủ yếu ở độ tuổi 18-40, phạm các tội như: đánh bạc; vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản; cố ý gây thương tích... Trong đó, nhiều người chưa có công việc ổn định. Mô hình do Công an xã tham mưu thực hiện nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương trong công tác hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.

Anh Nguyễn Văn Lực phát biểu tại sơ kết 1 năm Mô hình “Vững bước trên con đường hoàn lương” ở xã Hà Tam. Ảnh: Thúy Trinh

Anh Nguyễn Văn Lực phát biểu tại sơ kết 1 năm Mô hình “Vững bước trên con đường hoàn lương” ở xã Hà Tam. Ảnh: Thúy Trinh

Để mô hình hoạt động hiệu quả, xã Hà Tam thành lập 4 tổ quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hướng dẫn các thủ tục hành chính, tư vấn về các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước như vay vốn, tạo việc làm; cho ký cam kết không vi phạm pháp luật hoặc phạm tội mới.

Đồng thời, xác định những trường hợp còn gặp khó khăn thiếu việc làm, thiếu vốn sản xuất kinh doanh... để hướng dẫn họ tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng CSXH theo Quyết định số 22/QĐ-TTg.

Ông Trần Hữu Hiệp-Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đak Pơ-cho biết: “Sau khi phối hợp với lực lượng Công an triển khai Quyết định số 22/QĐ-TTg, Phòng Giao dịch đã tạo điều kiện cho 2 trường hợp trong mô hình “Vững bước trên con đường hoàn lương” vay 200 triệu đồng để chăn nuôi, trồng trọt, phát triển kinh tế.

Ngoài ra, Phòng Giao dịch giúp 3 người chấp hành xong án phạt tù tiếp cận nguồn vốn vay theo chương trình nước sạch vệ sinh môi trường và giải quyết việc làm với tổng số tiền 138 triệu đồng; hướng dẫn các thành viên mô hình tiếp cận với các chương trình cho vay vốn sản xuất khác”.

Mô hình đã góp phần giúp các trường hợp chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương thấy được sự khoan dung, tình cảm của người thân, gia đình và cộng đồng dân cư, từ đó xóa đi mặc cảm tự ti, vươn lên làm lại cuộc đời.

Anh Nguyễn Văn Lực (SN 1997, thôn 1, xã Hà Tam) vui vẻ cho biết: “Được các ban, ngành, đoàn thể của xã gặp gỡ tuyên truyền, vận động tham gia mô hình, tôi đã dần tự tin hòa nhập cộng đồng và vươn lên làm lại cuộc đời.

Tôi cảm thấy biết ơn sự quan tâm của xã hội dành cho mình. Vì có bằng lái xe chuyên dụng, hiện nay, tôi được nhận vào lái máy xúc tại một doanh nghiệp với mức lương trung bình 500 ngàn đồng/ngày. Tôi còn được Ngân hàng CSXH cho vay 100 triệu đồng làm vốn để phát triển chăn nuôi”.

Quyết định số 22/QĐ-TTg đã tạo ra hành lang pháp lý cụ thể, quan trọng, tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận, vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH để học nghề, sản xuất kinh doanh, từ đó không tái phạm tội.

Để quyết định này đi vào cuộc sống, Công an tỉnh đã tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3220/KH-UBND ngày 19-11-2023 triển khai thực hiện cũng như các văn bản liên quan quy định cụ thể điều kiện để được vay vốn.

Ngày 22-1-2024, Công an tỉnh, Ngân hàng CSXH tỉnh và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp triển khai thực hiện tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh.

Trung tá Nguyễn Tiến Khánh-Phó Trưởng phòng Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Công an tỉnh) cho biết: “Tính từ ngày Quyết định số 22/QĐ-TTg có hiệu lực (10-10-2023) đến nay, toàn tỉnh có 134 người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn với tổng số tiền hơn 10,3 tỷ đồng. Tháng 5-2024, cơ quan Thi hành án hình sự Công an tỉnh đã phối hợp với Ngân hàng CSXH tỉnh tiến hành kiểm tra các trường hợp được vay vốn.

Nhìn chung, các đối tượng đều được xét vay đúng thủ tục, bảo đảm quy định. Những người được vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, bước đầu đã ổn định kinh tế.

Những kết quả bước đầu triển khai thực hiện Quyết định số 22/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh đã góp phần giúp những người chấp hành xong án phạt tù ổn định cuộc sống. Chính sách nhân văn này cũng khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trên hành trình hoàn lương của những người lầm lỡ”.

Có thể bạn quan tâm

Phát huy vai trò quản lý kinh tế của phụ nữ

Phát huy vai trò quản lý kinh tế của phụ nữ

(GLO)- Sau 3 năm triển khai Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã (HTX) do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp hỗ trợ thành lập 14 HTX và 16 tổ hợp tác/tổ liên kết do phụ nữ quản lý.

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

(GLO)- Tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXIII (Gia Lai-Bình Định), hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam 1-7, đơn vị sẽ tăng cường tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT tập trung nhấn mạnh chủ đề: “Bảo hiểm y tế-Chia sẻ cộng đồng, bảo vệ sức khỏe toàn dân”.

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Krông Pa đã triển khai các điểm hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ thông tin. Bước đầu các điểm hỗ trợ đã mang lại hiệu quả thiết thực.

An Khê nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy cho cộng đồng

An Khê nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy cho cộng đồng

(GLO)-Những năm qua, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (tỉnh Gia Lai) phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thường xuyên phổ cập kiến thức, hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị chữa cháy cầm tay và kỹ năng xử lý tình huống khi gặp sự cố cháy nổ.

Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

"Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

Thủ tướng chỉ đạo chi trả chế độ cho cán bộ nghỉ việc do sắp xếp trước 30/6

Thủ tướng chỉ đạo chi trả chế độ cho cán bộ nghỉ việc do sắp xếp trước 30/6

Đối với trường hợp đã có quyết định nghỉ việc thì phải hoàn thành việc giải quyết, chi trả chậm nhất trước ngày 30/6. Cơ quan, đơn vị, cá nhân nào có thẩm quyền mà không giải quyết đúng kế hoạch hoặc để xảy ra tiêu cực sẽ bị xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật nhà nước.

null