Mở “cánh cửa” cơ hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Chị đồng nghiệp cũ nói với tôi rằng: “Thực ra, mất việc không phải quá đáng sợ như mình vốn nghĩ. Nhiều khi, thoát ra khỏi vùng an toàn, chúng ta mới có thể khám phá được nhiều khả năng khác của bản thân. Đó cũng là cách để trải nghiệm một cơ hội nghề nghiệp mới”.

Rời khỏi cơ quan cũ, ban đầu, chị cũng tìm kiếm công việc ở một số nơi khác. Trong khi trải nghiệm một loại mỹ phẩm, cảm thấy khá hài lòng, ý tưởng kinh doanh bỗng lóe lên trong đầu chị. Được sự ủng hộ của chồng, chị liên hệ với công ty sản xuất, phân phối sản phẩm để làm đại lý, tìm kiếm mặt bằng, mở cửa hàng kinh doanh. Việc kinh doanh của chị ngày càng tiến triển khi có lượng khách hàng ổn định, doanh thu tăng đều đặn. Chị cũng có nhiều thời gian dành cho gia đình hơn. Nhìn vào sự tươi tắn, vui vẻ của chị có thể cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực, niềm hạnh phúc đang lan tỏa.

Đại dịch Covid-19 ập đến khiến nhiều công việc không còn “đất sống”, trong đó có nghề make-up. Bởi trong giai đoạn giãn cách xã hội, đám cưới không được tổ chức, các buổi tiệc tùng cũng không còn. Lượng khách không đều đặn khiến nguồn thu nhập của bạn tôi giảm. Nhiều tháng liền không có “đất dụng võ”, cảm thấy không thể cứ theo đuổi mãi một nghề như vậy, đồng thời nhận thấy nhu cầu tập yoga của phái nữ để rèn luyện sức khỏe, giữ gìn vóc dáng ngày càng tăng, bạn đã đăng ký tập luyện và quyết tâm học để có chứng chỉ dạy bộ môn này. Hiện nay, bạn tôi là giáo viên dạy yoga tại một cơ sở khá lớn ở trung tâm thành phố với mức lương tương đối cao. Khi rảnh rỗi, bạn vẫn nhận khách trang điểm để có thêm thu nhập.

American Home Storage Company là tên của một công ty nội thất gia đình nổi tiếng tại Mỹ. Ít ai biết được, đồng sáng lập nên công ty này là 2 người bạn cũ bị sa thải. Trong lúc buồn bã vì thất nghiệp, họ vô tình gặp nhau và cùng tìm kiếm một hy vọng mới. Thành lập doanh nghiệp riêng và làm chủ là ý tưởng giúp họ thay đổi số phận. Từ những người mất việc, họ đã tạo việc làm cho 150.000 lao động khác. Đó là một kỳ tích.

Cuộc sống vốn luôn chứa đầy những điều bất ngờ. Sẽ luôn có những khó khăn, thách thức bất chợt ập đến. Nhưng, dù bất cứ việc gì thì cũng sẽ có cách giải quyết, bởi “khi cánh cửa này khép lại sẽ có cánh cửa khác mở ra”. Cũng như chuyện tôi nhắc đến ở trên, nếu 2 người bạn cũ không cùng nhau quyết tâm mở công ty, cô bạn tôi không quyết định học yoga hay chị đồng nghiệp cũ không chuyển hướng kinh doanh, có lẽ họ vẫn loay hoay, bế tắc bởi cảnh thất nghiệp. Không để thực tế khó khăn chế ngự, với suy nghĩ tích cực, lạc quan, khao khát thay đổi, họ đã vươn lên, đem đến cho bản thân những trải nghiệm mới, từng bước làm chủ cuộc đời. Vì thế, để thấy được “ánh sáng cuối đường hầm”, biết được sau cánh cửa kia là cơ hội gì, mỗi người cũng cần có đủ quyết tâm đứng dậy sau thất bại, dũng cảm bước tiếp, sẵn sàng đón nhận những sự đổi thay ở phía trước.

Có thể bạn quan tâm

Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Nghề rèn của người Mạ

Nghề rèn của người Mạ

Đời sống của người Mạ luôn gắn với núi rừng, nương rẫy. Để đáp ứng nhu cầu đời sống, sản xuất, các nghề thủ công truyền thống ra đời, trong đó có nghề rèn.
Giảm giờ làm: Cần cả lý và tình

Giảm giờ làm: Cần cả lý và tình

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa có báo cáo gửi Chính phủ về việc xử lý các kiến nghị của Tổng LĐLĐ Việt Nam liên quan đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường của người lao động (NLĐ) xuống thấp hơn 48 giờ/tuần.