Mít quê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời buôn bán chưa phát triển, ăn uống hàng ngày ở nông thôn là mùa nào thức ấy. Nhưng có năm, gặp lúc mưa nắng thất thường, rau củ èo uột thì vườn nhà nào có mấy cây mít là mừng lắm. Vì mít không chê đất cằn, chịu khó ra trái để cung cấp thức ăn, có lúc còn tham gia “cứu đói” cho người dân quê.
Mít ra hoa vào mùa xuân, hoa đực sau một thời gian phát tán phấn thì rụng, hoa cái tượng thành trái, chín vào cuối mùa hè. Trái mít ăn trong giai đoạn nào cũng được, nếu biết cách chế biến thì non, già hay chín đều có món ngon. Một trái mít không bỏ phần nào, từ múi, xơ đến hột, ngay cả vỏ cũng được tận dụng làm thức ăn cho bò.
Trong vườn, hiếm có loại trái cây nào làm ra được nhiều món ăn với cơm như mít. Muốn nhanh thì làm rau sống: mít non xắt mỏng, rửa sạch mủ, thêm vài cọng rau thơm, chấm với mắm ruột là đủ qua bữa. Có thời gian thì làm gỏi: luộc vài miếng mít non, vớt ra xắt nhỏ, cho gia vị vào, vắt chanh trộn đều, rắc lên ít đậu phộng rang và rau răm, rau húng. Bóp xổi thì phải mít chín, gỡ múi, xé dọc, phơi nắng cho se lại, cùng một ít cà giòn, mấy lát thơm, đem vào trộn với mắm cơm có ớt tỏi, ăn vào cảm nhận được cả vị mặn, ngọt, chua, cay. Gặp trái mít có xơ dày, vàng ươm thì đem muối dưa, có nơi gọi là nhút (nhút Thanh Chương, tỉnh Nghệ An).
Trong các món ăn từ mít, nức tiếng là mít non nấu canh cá chuồn. Vì thế mới có câu ca dao: “Ai về nhắn với nậu nguồn/Mít non gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Mít non gọt vỏ, xắt mỏng, rửa sạch mủ. Cá làm sạch, cắt khúc ngắn, ướp nghệ tươi, củ hành tăm, ớt và tiêu chừng mươi phút. Hái nắm lá lốt, xắt thành sợi. Nước sôi bùng cho cá vào, tiếp đến là mít, khi cá chín mới bỏ lá lốt, nêm nếm cho vừa, phải có chút mắm cái để mặn mà. Mít non kho với cá chuồn, cá nục cũng ngon. Thưởng thức một lần là nhớ mãi!
Minh họa: Thủy Ngọc
Minh họa: Thủy Ngọc
Ngoài việc chế biến các món dùng trong bữa cơm, mít còn là một loại trái cây ăn cho vui. Vui nên ít ai xẻ mít ngồi ăn một mình. Thường vào buổi trưa hè, dăm ba người xúm lại dưới bóng mát, vừa ăn vừa chuyện trò rôm rả. Hôm nào không có mít chín thì dái mít cũng vui. Dái mít ngon khi bên ngoài phủ một lớp cám vàng nhạt, không còn chát gắt mà chỉ hơi chát, ngòn ngọt, bùi bùi, thêm chén mắm ruốc giã ớt tỏi thiệt cay là tha hồ quệt. Những đêm trăng sáng, nhà nào có hột mít thì luộc, í ới mấy người hàng xóm tập trung tán gẫu cho đến khuya.
Trong họ hàng nhà mít, chỉ có mít Tố Nữ được người đời trân trọng một tí với cái tên thật kiêu sa. Ngoài ra, so với các loại trái cây khác, dường như mít không được nâng niu lắm. Thăm dò chín hay chưa, người ta dùng cây gõ vào mình nó, nghe bịch bịch là chín. Thậm chí muốn mít chín cho ngon, người ta chặt một đoạn cây, vót nhọn, đóng từ cuống vào rồi vứt ở đống rơm. Có lẽ vì da nó xù xì, đụng vào là chảy mủ, mà mủ mít thì khó rửa vô cùng! Dù vậy, mít vẫn rất gần gũi với người dân quê. Không phải ngẫu nhiên mà có nhiều chuyện vui, nhiều từ ngữ liên quan đến mít: “mít ướt”, “mít đặc”, “mít đông”, “...như hột mít”, “...như lá mít”...
Tuy không có vẻ thi vị nhưng bù lại, mít rất có ích nên được nhiều nhà lựa chọn, trồng trong vườn hoặc trên gò đồi. Có lẽ vì lợi ích thiết thực đó nên các nhà nghiên cứu thực phẩm chú ý và khẳng định: mít là “thực phẩm cho tương lai”, “cây trồng cứu đói của thế giới trong tương lai”!
PHAN VĂN THIÊN

Có thể bạn quan tâm

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

(GLO)- Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn nửa thế kỷ trước có gì thú vị? Triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku” diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 24-1 đến 21-2 đưa người xem bước vào chuyến du hành trở về Pleiku xưa, thêm cơ sở so sánh với sự phát triển không ngừng của đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Người gùi hơ’mon về đâu

Người gùi hơ’mon về đâu

(GLO)- Bài thơ Người gùi hơ’mon về đâu của Vân Phi mở ra không gian đẫm hơi men rượu cần, tiếng hát lẫn trong gió khuya và những ký ức chảy trôi theo thời gian, mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ. Tất cả như gợi lên sự tiếc nuối, khắc khoải về một giá trị của truyền thống đang dần phai nhạt.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

(GLO)- "Xuân dậy thì" của tác giả Vân Phi mang đến những xúc cảm thanh tân về mùa xuân và tình yêu, đưa chúng ta vào không gian tràn đầy sức sống của một buổi sáng quê hương. Mùa xuân được nhen lên trên từng chồi non lộc biếc, và mùa xuân cũng bắt đầu khi tình yêu có những hồi đáp ngọt ngào...

Nụ cười Tây Nguyên

Nụ cười Tây Nguyên

(GLO)- Đi tìm nụ cười Tây Nguyên chính là tìm đến cái đẹp nguyên sơ. Nó ẩn sâu trong đôi mắt, nó hé nhìn qua đôi tay trong vũ điệu, nó giấu mình sau chiếc gùi đầy ắp lúa, bắp và nó cũng chân tình, e ấp khi nói lời thương. Nụ cười ấy hồn hậu, sâu lắng và tự nhiên như núi rừng, sông suối.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.