Mây trắng về trời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều năm sau khi bà nội qua đời, thỉnh thoảng Huế lại mơ mình đang ăn cơm với nội. Khi giật mình tỉnh dậy, cô đều xuýt xoa tiếc vì chưa kịp ôm tạm biệt.

Ngày nội đi, có đám mây trắng thật lớn, tỏa bóng mát cả một triền đồi. Ảnh: HL
Ngày nội đi, có đám mây trắng thật lớn, tỏa bóng mát cả một triền đồi. Ảnh: HL



Phải chăng cô quá nhớ thương bà nội? Hay những hình ảnh ấy được cô xếp riêng vào một góc ký ức, cứ lâu lâu lại “mở ra” ngắm, mà nhớ, mà thương, mà bùi ngùi nhớ về bà nội đã thành người thiên cổ?

Có lẽ vì cả hai!

Trong những giấc mơ ngắn ngủi ấy, Huế đều từ một nơi nào đó “hiện ra” bên cửa, như kiểu bước ra từ cỗ máy thời gian trong một bộ phim hoạt hình trẻ nít. Lặng lẽ đứng ngắm bóng dáng già nua đang lụi cụi nhóm bếp, rửa rau của nội mà thương muốn rớt nước mắt.

Còn nội thì khác, hớn hở khi thấy cháu gái, kéo tay vô nhà, bắt ngồi ở ghế, vừa la “tổ cha mi, nắng nóng như ri mà xuống đây chi cho mệt” vừa quýnh quáng bật quạt, lấy nước.

Huế bật cười khúc khích, nhưng lo âu tan biến. Cơm nước đâu vào đó, hai bà cháu trải chiếu dưới giàn bông giấy hủ hỉ chuyện trò.

Vừa cặm cụi nhổ tóc sâu cho bà, Huế vừa rủ rỉ khuyên bà về nhà Huế ở. Nội ở đây một mình, cả nhà không ai yên tâm. Nội không lên nhà con thì nhà chú Sáu cũng được- Huế nói như dỗi.

Bà cười: Bà lên trên đó (ý chỉ nhà Huế) hay nhà chú Ba thì ai nhang khói cho ông nội, cho bác Hai và chú Tư?

Dù nhà Huế và chú Sáu cũng gần, nhưng bà nội không ở với ai, mà sống một mình trong căn nhà cũ kỹ, được ông bà dựng từ mấy chục năm trước, nghe đâu còn nhiều hơn tuổi ba Huế.

Dù con cháu van nài mãi, rồi nói giận, nói lẫy, bà chỉ nói: Mẹ đi rồi, nhà này bỏ đó, thằng Hai với thằng Tư về, không có ai mở cửa cho chúng nó, tội nghiệp.

Bác Hai và chú Sáu của Huế là liệt sĩ chống Mỹ, cùng hy sinh một ngày, trong một trận chống càn. Và bà nội là Mẹ Việt Nam anh hùng duy nhất của huyện.

Hồi còn sống, bà nội thương Huế nhất. Huế cũng thương bà nội. Bình thường, ngày nghỉ, Huế vẫn về chơi, giúp bà cơm nước, quét dọn nhà cửa. Thời gian rảnh rỗi thì ngồi nghe bà nội kể chuyện xưa.

Kể xong, bà nội lại nói, ở ngay mảnh đất này, có rất nhiều xương máu của chú, bác, cô, dì đã đổ xuống, trong đó có máu của bác Hai và chú Sáu. Nên phải biết sống sao cho xứng đáng, đứng để bác và chú buồn. Huế luôn cảm thấy mình phải có nhiệm vụ ghi nhớ những lời ấy.

Huế còn nhớ như in ngày bà nội nhận phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Giữa những lời chúc, bà nội dõi ánh mắt lên bầu trời, như muốn tìm 2 người con trai giữa mây ngàn.

Mẹ Việt Nam anh hùng là gì hở nội? Huế đã từng hỏi như vậy. Nội chỉ nói ngắn gọn “là sự hy sinh con ạ”.

Sau này lớn lên, cô biết Bà mẹ Việt Nam anh hùng là danh hiệu được Nhà nước Việt Nam phong tặng hoặc truy tặng những phụ nữ Việt Nam có nhiều cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.

Mỗi dịp kỷ niệm 27/7, xã thường tổ chức tọa đàm, cho người đi rước mấy cụ lão thành lên nói chuyện truyền thống, những chuyện mà các cụ cất trong tim, trong máu, buổi sáng nhớ, buổi chiều nhớ, buổi tối cũng nhớ. Là mẹ Việt Nam anh hùng, bà nội thường được rước sớm nhất.

Khi về, bà lấy bánh kẹo từ túi quà ra, bỏ vào cái đĩa nhôm mà bác Hai gò từ xác máy bay đem về  khi còn sống, kỷ vật duy nhất của bác mà bà quý hơn vàng, đặt trên bàn thờ, thắp nhang rồi khóc.

Cả nhà khóc theo. Thế là bà lau nước mắt, la “thằng Ba với mấy đứa không được khóc, đừng để thằng Hai với thắng Sáu buồn”. Mọi người im re.

Trong bữa cơm, con cháu đề nghị bà nội kể chuyện bác Hai và chú Tư. Nội gạt đi: Kể làm chi. Miễn là tụi bay nhớ đến là được rồi.

Do nội ở một mình nên mọi thứ, từ lương thực, thực phẩm, thuốc men, quần áo đều được bố mẹ Huế và các cô dì, chú thím lo chu đáo. Nhưng lần nào bà cũng phàn nàn con cái hoang phí. Với nội, cái gì còn dùng được, dù cũ kỹ, thì không được vứt bỏ.

Nhưng với con cháu thì nội “thoáng” vô cùng. Chế độ trợ cấp thân nhân liệt sĩ và Mẹ Việt Nam anh hùng hàng tháng không dùng đến, ngoại để dành làm phần thưởng, mua sách, quần áo, giày dép mới cho con cháu.

Có đận bà nội mệt dài ngày, Huế xin được “biệt phái” xuống nhà nội ở hẳn để chăm sóc bà. Bà đồng ý. Mẹ và mấy cô, mấy thím kêu chắc hai bà cháu hợp nhau.

Tối ngủ, Huế hay dậy kiểm tra xem nội có sốt không, có đau người không. Huế sợ bà cứ vậy mà đi theo bác Hai, chú Sáu, như người ta thường nói về người già. Nội cười: Nội còn sống lâu lắm, còn phải ẵm chắt nữa chứ.

Nhưng bà nội bất ngờ ra đi, rất thanh thản, như đám mây trắng đậu trên ngọn cây buổi sáng, rồi nhẹ nhàng về trời. Má nói, bà nội còn lựa ngày để đi theo bác Hai và chú Tư, ngay sau hôm cúng giỗ hai người.

Hồi còn sống, bà nội nói về ngày mình ra đi một cách thản nhiên, vui vẻ như không. Nội mong muốn nhất là ra đi sao cho con cháu bớt bận lòng.

Rồi dặn đi dặn lại ba Huế và chú Sáu là đừng tổ chức đám tang rình rang, nhất là không được kéo dài; chỉ cần báo cáo với chính quyền, rồi chôn cất trong ngày.

Về cúng giỗ cũng vậy, không cần phải làm riêng, mà gộp chung với giỗ bác Hai, chú Sáu. Đồ cúng đơn giản thôi, ngày thường má ăn gì cúng nấy. À, thằng Hai và thằng Sáu thích cá kho tộ và canh chua, nhớ làm cho nó. Vậy thôi.

Nhưng đám tang của bà nội lại lớn nhất vùng, vì có cán bộ tỉnh, huyện, xã về viếng. Vòng hoa xếp dài từ trong nhà ra đến đường làng. Ba Huế cứ bần thần “vậy là không làm đúng lời má dặn rồi”.

Ngày nội đi, có đám mây trắng thật lớn, tỏa bóng mát cả một triền đồi. Huế nghĩ, nội như mây trắng kia, nhẹ nhàng về trời!

Theo Hồng Lam (baokontum)

 

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025), chiều 15.6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu bộ phim tài liệu “Kim Toàn - Nhà báo chiến sĩ”. Bộ phim kể lại một cách chân thực cuộc đời và cống hiến của nhà báo Kim Toàn trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ đổi mới.
null