Mang Yang trình diễn cồng chiêng phục vụ du khách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tối 16-3, tại Công viên 3-2, thị trấn Kon Dơng (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai), Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Mang Yang phối hợp với Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện tổ chức trình diễn cồng chiêng năm 2024.

Tham dự chương trình có ông Trần Ngọc Nhung-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo huyện, lãnh đạo các ban ngành của huyện Mang Yang cùng với gần 200 nghệ nhân gồm nhiều lứa tuổi, đến từ các xã: Đak Yă, Hra, Đak Djrăng và Trường THCS Dân tộc nội trú huyện.

Tại chương trình, các nghệ nhân đã trình diễn những bài chiêng, múa xoang, hát dân ca, hòa tấu nhạc cụ dân tộc sôi động, trầm hùng mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống.

Nghệ nhân Blo-đội cồng chiêng xã Đak Yă thể hiện bài hát dân ca. Ảnh: H.P

Nghệ nhân Blo-đội cồng chiêng xã Đak Yă thể hiện bài hát dân ca. Ảnh: H.P

Nghệ nhân Blo-đội cồng chiêng xã Đak Yă-bộc bạch: "Chúng tôi rất vui mừng được tham gia chương trình trình diễn cồng chiêng lần này; qua chương trình giúp cho các nghệ nhân có dịp gặp gỡ, giao lưu với nhau, đồng thời thắt chặt tình đoàn kết giữa các địa phương. Chúng tôi mong rằng, huyện tiếp tục tổ chức nhiều chương trình như thế này để các nghệ nhân có dịp giới thiệu về văn hóa đặc sắc của dân tộc mình”.

Những tiết mục đặc sắc được trình diễn tại chương trình. Ảnh: H.P

Những tiết mục đặc sắc được trình diễn tại chương trình. Ảnh: H.P

Ngoài ra, tại chương trình các nghệ nhân còn giao lưu, giới thiệu về nét văn hóa đặc sắc của người Bahnar đến du khách. Mặt khác, người dân, du khách được cùng múa xoang, chụp ảnh lưu niệm với các nghệ nhân.

Chương trình trình diễn cồng chiêng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương. Ảnh: H.P
Chương trình trình diễn cồng chiêng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương. Ảnh: H.P

Ông Võ Văn Sơn-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Mang Yang-cho biết: “Theo kế hoạch, huyện sẽ tổ chức chương trình trình diễn cồng chiêng mỗi quý một lần. Qua hoạt động này, nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương, đồng thời giới thiệu, quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Mang Yang đến với du khách trong và ngoài tỉnh”.

Tiết mục hòa tấu nhạc cụ dân tộc do các em học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện biểu diễn. Ảnh: H.P

Tiết mục hòa tấu nhạc cụ dân tộc do các em học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện biểu diễn. Ảnh: H.P

Đông đảo người dân đến xem và cổ vũ tại chương trình. Ảnh: H.P

Đông đảo người dân đến xem và cổ vũ tại chương trình. Ảnh: H.P

"Đây cũng là dịp để đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, khơi dậy niềm tự hào về bản sắc văn hóa của dân tộc mình, thắt chặt tinh thần đoàn kết cùng nhau vượt qua mọi khó khăn để xây dựng cuộc sống ngày càng phát triển, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương"-ông Sơn thông tin.

Người dân, du khách cùng hòa nhịp nối dài vòng xoang. Ảnh: H.P

Người dân, du khách cùng hòa nhịp nối dài vòng xoang. Ảnh: H.P

Bà Hoàng Thị Lan Anh-Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang-cho biết: “Chương trình trình diễn cồng chiêng hàng quý năm 2024 được huyện Mang Yang tổ chức nhằm tôn vinh giá trị không gian văn hóa cồng chiêng. Đây cũng là dịp để đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và khơi dậy niềm tự hào về bản sắc văn hóa của dân tộc, thắt chặt tinh thần đoàn kết. Đồng thời, quảng bá đến du khách trong và ngoài huyện về những giá trị độc đáo của di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cùng với cảnh quan thiên nhiên, văn hóa và con người Mang Yang.

Sôi nổi chương trình trình diễn cồng chiêng năm 2024 do huyện Mang Yang tổ chức.

Qua chương trình này, chúng tôi mong muốn mỗi khán giả, mỗi du khách đến đây gặp gỡ các đoàn nghệ nhân cùng giao lưu, cùng lắng nghe và chia sẻ để hiểu, yêu mến và trân quý hơn di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, từ đó nâng cao ý thức bảo tồn và chung tay cùng cộng đồng phát huy giá trị Di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên"-Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.

Nhớ bếp lửa nhà sàn

Nhớ bếp lửa nhà sàn

(GLO)- Gần 50 năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, tôi đã đi qua nhiều buôn làng, tiếp xúc với bao con người hiền lành như đất, mộc mạc như cây rừng. Và trong những buôn làng đó, từng bếp lửa nhà sàn đã để lại trong tôi ấn tượng đậm sâu với không gian đầm ấm và chân tình

Hương nhãn

Hương nhãn

(GLO)- Tháng Tư về, mang theo những giọt sương tinh khôi lặng lẽ đọng trên mái nhà, ấp ôm không gian trong cái se lạnh dịu dàng của phố núi. Pleiku tỉnh giấc giữa sắc trời tĩnh lặng mà chất chứa bao xao xuyến.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.