Mắc cạn giữa ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi vẫn hiểu cuộc đời này đẹp lắm. Càng đối diện với lầm lạc, sợ hãi, đớn đau càng phải tìm cho ra cái ý nghĩa tiềm tàng của đời sống này. Dẫu thế, thi thoảng tôi cũng dễ bị “mắc cạn” giữa những ngày không có nổi một ý nghĩ nào hay cả. Tâm trí không choán chật muộn phiền nhưng lại rỗng tuếch đi.
Vào những ngày ấy, tôi thường đối thoại với chính mình về mấy câu chuyện không đầu không cuối. À, phải rồi! Người ta gọi đó là độc thoại. “Độc” chứ không phải “đối”, như thế lại càng có vẻ cô đơn hơn. Tôi đang có một cuộc sống yên lành. Những ký ức buồn xưa kia, giờ nhớ về cũng không còn đau lòng nữa. Nhưng có gì đó cứ quẩn quanh trong tôi. Tôi không rõ lắm. Có thể là những phù phiếm của tâm hồn. Không ra phố như thường lệ, tách rời khỏi bạn bè và trú mình trong thinh lặng. Sợ có sự hiện diện của mình, phố lại vắng thêm. Chẳng có ao ước gì, cũng không còn hứng thú cầm bút hay ngóng chờ một điều gì đó quá tốt lành nữa. Như một kẻ biết rõ mùa mưa sắp về qua đây và thôi cảm giác đón đợi. Như cái ý nghĩ rằng tháng 5 đã hết và tháng 6 lại bắt đầu, thế thôi. Tôi buông mình giữa không gian với một dáng vẻ không muộn phiền nhưng quá đỗi nhạt nhòa, lênh đênh. Thậm chí mất hết chút vốn liếng cuối cùng của niềm vui.
Tôi bắt đầu thèm vụng những ngày nghe trái tim mình thổn thức. Cuộc sống thì lúc nào cũng chạy về phía xôn xao. Tự hỏi mình cứ ngồi đây mãi mà bỏ quên đời sống này được chăng. Sao không tung tăng một bàn chân? Sao không rộn rã một ánh nhìn? Và sao không rộng mở một vòng tay? Tôi muốn cất mình lên đi tìm phố và mùa của phố. Tôi muốn cười nói với người của phố hồn nhiên như ngày còn tin nhau. Phải làm gì để thoát khỏi những ngày như có như không… Tình cờ, tôi bắt gặp cuốn ca từ “Những lời bình yên” của nhạc sĩ Quốc Bảo trên tiệm sách online và vội đặt mua. Bưu phẩm đến trong một chiều mà tôi đã toan đi nằm với trái tim nguội lạnh của mình. Tôi mở từng trang và bắt đầu khe khẽ hát. Không giống với giai điệu tôi từng được nghe. Mà cũng không nhất thiết phải giống. Hát đến câu “còn ngày dài, còn tình đầy” thì tôi ngừng lại…
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Ai đó đã nói rằng, mỗi người có một định mức hạnh phúc riêng và trong từng chặng đường của một đời người cũng có những ý niệm khác nhau về hạnh phúc. Tôi đồng ý. Có lúc, tôi thấy chỉ cần bình an là đủ. Đó là khi quá sợ hãi trước sóng gió đời mình. Có lúc, tôi lại thấy nhà văn người Hungary Marai Sandor nói đúng, sống không có đau đớn thôi thì chưa đủ, còn cần phải có niềm vui. Ông viết điều đó khi đã chứng kiến những kẻ chết vì thiếu niềm vui sống chứ không phải chết vì đau đớn. Tôi tự ngẫm mình. Nếu chỉ có bình an thôi, không mơ ước, không đam mê, không cháy bỏng nhiệt huyết liệu có ổn không?
Có lẽ “mắc cạn” vào đâu đi nữa thì tôi cũng luôn cố tìm ý nghĩa của đời sống này trong từng khoảnh khắc. Mùa xuân vừa mới trễ tràng đó mà mùa hạ lại sắp đi qua. Tháng ngày nào cũng vội. Tôi nghĩ mình sẽ tiếp tục chọn bình yên cho ngày mới. Nhưng đó sẽ là một bình yên tươi mới, một bình yên đầy thổn thức chứ không phải những bình yên nhạt nhòa.
LỮ HỒNG

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…