Lương kỹ sư AI tại Việt Nam có thể lên tới 10 tỷ đồng mỗi năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tại chương trình ABAII Unitour 26 do Viện Công nghệ blockchain và trí tuệ nhân tạo ABAII phối hợp với Hiệp hội Blockchain Việt Nam cùng một số đơn vị vừa tổ chức, Tiến sĩ Võ Công Khôi-Chánh Văn phòng Hiệp hội Blockchain Việt Nam tại Đà Nẵng-cho biết:

Tại Việt Nam, hiện tại kỹ sư AI và machine learning (máy học) là các vị trí được trả lương cao nhất ngành IT, có thể lên tới 10 tỷ đồng/năm đối với kỹ sư cấp cao.

cac-chuyen-gia-chia-se-nhung-thong-tin-ve-linh-vuc-blockchain-va-ai-tai-hoi-thao-nang-cao-hieu-qua-quan-ly-va-co-hoi-viec-lam-blockchain-va-ai-trong-nganh-ky-thuat-anh-nguon-nldo.jpg
Các chuyên gia chia sẻ những thông tin về lĩnh vực Blockchain và AI tại hội thảo “Nâng cao hiệu quả quản lý và cơ hội việc làm Blockchain và AI trong ngành kỹ thuật”. Ảnh nguồn NLĐO

Kỹ sư AI cũng là nghề mới nổi và hấp dẫn, được các công ty khởi nghiệp đến tập đoàn lớn trên thế giới săn đón. Tại nhiều nước châu Âu, kỹ sư AI có mức lương lên đến 200 ngàn USD/năm, gấp 2-3 lần kỹ sư phần mềm. Thậm chí, kỹ sư AI giỏi sẽ có mức thu nhập “khổng lồ”, từ 500 đến 800 ngàn USD/năm.

Theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), đến năm 2030, khoảng 85% công việc sẽ đòi hỏi các kỹ năng số mà hiện nay chưa được giảng dạy phổ biến. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người lao động, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cần không ngừng học hỏi để nâng cấp bản thân. Bởi, chỉ cần một đêm, công nghệ đã thay đổi hoàn toàn khác và chỉ cần dừng lại sẽ bị tụt phía sau.

Có thể bạn quan tâm

Giải bài toán nguồn nhân lực để tạo đột phá phát triển

Giải bài toán nguồn nhân lực để tạo đột phá phát triển

(GLO)- Phấn đấu đến năm 2030, trên 25% lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ; hàng năm thu hút khoảng 3.000 lao động nông thôn tham gia học nghề ở các cấp trình độ thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là những mục tiêu quan trọng để giải “bài toán” nguồn nhân lực nhằm tạo đột phá phát triển.

Hút chất xám vào khu vực công

Hút chất xám vào khu vực công

Đầu những năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa phát triển kinh tế, đã có ý kiến của các Việt kiều kiến nghị Chính phủ cần có chính sách sử dụng các chuyên gia giỏi người Việt ở nước ngoài bổ trợ cho phát triển kinh tế đất nước.

null