Loại trái cây nguy hiểm đối với người bệnh tiểu đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh tiểu đường loại 2 xảy ra khi đường từ chế độ ăn uống không được các tế bào của cơ thể xử lý thành năng lượng, mà tích tụ trong máu.
Đo đường huyết SHUTTERSTOCK
Đo đường huyết SHUTTERSTOCK
Điều ít ai ngờ là tuy trái cây rất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn nhiều trái cây loại này có thể làm cho bệnh nặng hơn, theo Express.
Đường bên trong cơ thể là nguồn năng lượng của tế bào, nhưng bệnh tiểu đường loại 2 cản trở điều này.
Tổ chức về Bệnh tiểu đường của Anh - Diabetes UK, giải thích tình trạng này xảy ra khi tuyến tụy tạo ra quá ít insulin, hoặc cơ thể kháng insulin, khiến các tế bào không thể hấp thụ đường được nữa, dẫn đến lượng đường tích tụ trong máu và tăng lên.
Dấu hiệu phổ biến của bệnh tiểu đường loại 2 là mệt mỏi, và vô cùng khát nước, tiểu nhiều và sụt cân.
Trái cây và rau quả rất tốt cho sức khỏe. Nó cung cấp chất xơ, khoáng chất và vitamin.
Và bệnh nhân tiểu đường cần kiểm tra loại và lượng trái cây ăn vào.
Cẩn thận với trái cây sấy khô
Tuy nhiên, khi được sấy khô, lượng nước trong trái cây mất đi, dẫn đến nồng độ các chất dinh dưỡng, và đặc biệt là lượng đường tăng cao hơn.
Vì vậy, hãy thận trọng với khẩu phần khi ăn trái cây sấy khô, vì ăn quá nhiều có thể gây khó chịu cho bệnh nhân tiểu đường, theo Express.
Một khẩu phần trái cây sấy khô tương đương với 1 muỗng canh vun nho khô hoặc một nắm chuối khô.
 
Nho khô ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nho khô ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tổ chức Diabetes UK giải thích một số bệnh nhân tiểu đường còn nhầm tưởng rằng tốt nhất là tránh ăn trái cây.
Nhưng thật ra không phải vậy: đường trong trái cây không phải là “đường tự do” như đường trong bánh ngọt, bánh quy và sô cô la.
Đường trong trái cây không nguy hiểm, nhưng chính số lượng carbohydrate bạn ăn vào mới ảnh hưởng đến lượng đường trong máu sau khi ăn.
Để minh họa sự khác biệt giữa trái cây tươi và trái cây sấy khô, hãy xem ví dụ sau.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ,
• 1 chén nho tươi 151 gram chứa 27,3 gram carbohydrate.
• 1 chén nho khô 145 gram chứa đến 115 gram carbohydrate, gấp hơn 4 lần.
Tổ chức Diabetes UK ghi nhận một số người cảm thấy dễ lạm dụng trái cây sấy khô. Tổ chức này khuyên bệnh nhân tiểu đường nên chia đều lượng trái cây ăn trong ngày, nhằm tránh ăn nhiều carbohydrate cùng một lúc, có thể khiến chỉ số đường huyết tăng đột biến.
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên đặt mục tiêu giữ mức đường huyết dưới 8,5mmol/L trong vòng 90 phút sau khi ăn, theo Express.
Lượng đường trong máu quá cao có thể gây ra các biến chứng, như tổn thương thần kinh và bệnh thận.
10 loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp
Theo Health Line, 10 loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp, an toàn cho người tiểu đường gồm: Cherry, bưởi, mơ, lê, táo, cam, mận, dâu tây và quả mọng, đào, nho.
Chỉ số đường huyết (GI) của một loại thực phẩm cho biết mức độ tăng của lượng đường trong máu của một người nhanh như thế nào khi ăn vào.
Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp là từ 55 trở xuống.
Chỉ số đường huyết càng thấp, lượng đường trong máu càng tăng chậm, có thể giúp cơ thể kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Hầu hết các loại trái cây đều có GI thấp đến trung bình. Nhiều loại trái cây cũng chứa nhiều vitamin A và C, cũng như chất xơ, theo Health Line.
Theo Thiên Lan (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.