Lo ngại virus “thây ma” hồi sinh, bùng đại dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ẩn sâu dưới lớp băng vĩnh cửu ở vùng Bắc cực là rất nhiều virus cổ đại. Trong đó, các nhà khoa học cảnh báo virus “thây ma” (zombia) có thể được giải phóng và hồi sinh do hiện tượng băng tan, làm thành đại dịch bí hiểm cho thế giới.
Lớp băng vĩnh cửu nhiều nơi đang tan chảy trước nguy cơ nóng lên toàn cầu (Ảnh: Green Peace)

Lớp băng vĩnh cửu nhiều nơi đang tan chảy trước nguy cơ nóng lên toàn cầu (Ảnh: Green Peace)

Các loại khuẩn nói trên có tên khoa học là Methuselah, vốn đã được các nhà nghiên cứu phân lập. Họ lo ngại virus này có thể làm bùng phát tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu mới, xuất phát từ những dịch bệnh đã có từ rất lâu trong quá khứ. Họ đã bắt đầu lập kế hoạch xây dựng mạng lưới giám sát Bắc Cực nhằm xác định chính xác các trường hợp mắc bệnh sớm do loại vi sinh vật cổ đại gây ra. Ngoài ra, mạng lưới sẽ kịp thời tổ chức cách ly, điều trị y tế chuyên biệt cho người mắc virus để kiểm soát dịch bệnh và ngăn những người mắc bệnh rời khỏi khu vực.

Các tầng băng vĩnh cửu ẩn chứa nhiều vi sinh vật con người chưa từng tiếp xúc (Ảnh: HAL Open Science)

Các tầng băng vĩnh cửu ẩn chứa nhiều vi sinh vật con người chưa từng tiếp xúc (Ảnh: HAL Open Science)

Lớp băng vĩnh cửu bao phủ 1/5 bán cầu bắc, che phủ mặt đất trong nhiệt độ dưới 0 độ C hàng trăm nghìn năm qua, tạo ra môi trường lạnh, thiếu ánh sáng và thiếu oxy. Đây là điều kiện hoàn hảo để bảo quản vật liệu sinh học. Dù vậy, lớp băng vĩnh cửu của trái đất đang phải đối diện với những biến đổi khắc nghiệt. Các tầng băng tại Canada, Siberia hay Alaska đều đang tan chảy do biến đổi khí hậu, gây mất cân bằng môi trường Bắc Cực, khu vực được đánh giá có nhiệt độ tăng nhanh gấp nhiều lần tốc độ trung bình của hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Các nhà khoa học tin rằng tầng sâu nhất của lớp băng vĩnh cửu ẩn chứa các chủng virus hàng triệu năm tuổi, trong khi loài người được cho là chỉ mới xuất hiện khoảng 300.000 năm trước.

Điều đó cho thấy hệ thống miễn dịch của con người có thể chưa từng tiếp xúc với các vi sinh vật đó, gây ra quan ngại về viễn cảnh virus bí hiểm lây lan cho loài người.

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.