Liên hoan Tiếng hát đồng quê lần thứ V: Sôi nổi, ấn tượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Là những người quanh năm gắn bó với ruộng đồng, nhưng đến với Liên hoan Tiếng hát đồng quê lần thứ V do Hội Nông dân tỉnh tổ chức mới đây, những ca sĩ không chuyên vẫn tự tin cất cao tiếng hát, mang đến cho khán giả những tiết mục sôi nổi, ấn tượng.
Liên hoan Tiếng hát đồng quê lần này có 47 tiết mục ở các thể loại: đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca và hòa tấu nhạc cụ dân tộc đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Những nông dân quanh năm gắn bó với ruộng đồng nay thành ca sĩ đứng trên sân khấu biểu diễn những ca khúc ca ngợi quê hương đất nước, Đảng, Bác Hồ; ca ngợi giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam; ca ngợi tình yêu, cuộc sống, tình đoàn kết dân tộc, đoàn kết quân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tiết mục đơn ca “Linh thiêng Việt Nam” do anh Đinh Nhrối (Hội Nông dân huyện Chư Sê) biểu diễn. Ảnh: Thủy Bình
Tiết mục đơn ca “Linh thiêng Việt Nam” do anh Đinh Nhrối (Hội Nông dân huyện Chư Sê) biểu diễn. Ảnh: Thủy Bình

Kết quả, Ban tổ chức đã trao 4 giải A, 4 giải B và 4 giải C cho các tiết mục xuất sắc nhất, chia đều cho các thể loại: đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca. Đồng thời trao 1 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba và 13 giải khuyến khích toàn đoàn cho các đội thi, giải nhất toàn đoàn thuộc về Hội Nông dân huyện Phú Thiện.

Hội Nông dân TP. Pleiku đem đến liên hoan 3 tiết mục: hòa tấu nhạc cụ dân tộc “Cầu mưa”, tam ca “Gặt lúa Đông Xuân” và tốp ca “Bài ca xây dựng nông thôn mới”. Các tiết mục đề cập đến khung cảnh lao động tươi vui, cầu mong mưa thuận gió hòa để mùa màng tươi tốt, ca ngợi sự đổi mới của quê hương, đất nước. Mỗi tiết mục đều kèm múa phụ họa đã góp phần tái hiện bức tranh đồng quê đa màu sắc đang chuyển mình vươn lên trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Chị Rơ Măh Mêl chia sẻ: “Được chọn tham gia liên hoan, chúng tôi thấy rất vinh dự. Ban ngày, chúng tôi bận đi làm đồng, làm rẫy, buổi tối mới tập trung để tập luyện. Dù mệt nhưng ai cũng vui vì có cơ hội đứng hát trên sân khấu, tái hiện được khung cảnh lao động vui tươi của bà con khi có một mùa lúa bội thu”.

Thu hút sự chú ý của khán giả và nhận được đánh giá cao của Ban giám khảo chính là giọng ca của anh Trần Thanh Phong (Hội Nông dân huyện Phú Thiện). Với chất giọng cao, truyền cảm cùng sự biểu diễn tự tin, anh Phong cùng đội thi đã biểu diễn thành công đơn ca “Xúc cảm non thiêng”, tam ca “Tản mạn cao nguyên” và tốp ca “Âm vang hồn chiêng”. 35 thành viên trong đội được lựa chọn từ những hạt nhân văn nghệ ở cơ sở. Anh Phong chia sẻ: “Do các thành viên ở nhiều xã, thị trấn nên việc tập luyện có phần khó khăn. Tham gia liên hoan, mọi người có được những phút giây thư giãn bổ ích, được thể hiện tài năng và niềm đam mê ca hát”.
Ông Nguyễn Minh Trưởng-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh trao giải nhất toàn đoàn cho Hội Nông dân huyện Phú Thiện. Ảnh P.L
Ông Nguyễn Minh Trưởng-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh trao giải nhất toàn đoàn cho Hội Nông dân huyện Phú Thiện. Ảnh: Thủy Bình
Có người lần đầu đứng trên sân khấu hát và biểu diễn trước đông người nên không tránh khỏi hồi hộp, lúng túng. Thế nhưng, chính sự chất phác, mộc mạc đã tạo nét riêng cho liên hoan lần này. Từ hàng ghế Ban giám khảo, nhạc sĩ Lê Xuân Hoan chăm chú theo dõi và không ngừng vỗ tay cổ vũ phần thể hiện của các đội thi. Nhạc sĩ Lê Xuân Hoan nhận xét: “Các đội đều chuẩn bị khá công phu về nội dung và đạo cụ. Liên hoan giúp chúng tôi phát hiện những giọng ca nổi bật, ấn tượng dù chưa được đào tạo qua trường lớp. Mặc dù còn một vài hạn chế nhưng liên hoan đã tổ chức rất thành công chính bằng sự nỗ lực hết mình của các đội thi”.
Trao đổi với P.V, bà Phan Thị Kim Chi-Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Trưởng ban tổ chức liên hoan-cho biết: Liên hoan tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (10/12/1945-10/12/2020). Đây cũng là nỗ lực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội Nông dân. Các tiết mục biểu diễn chân chất, mộc mạc, chứa đựng nhiều tình cảm đối với quê hương, đất nước. Hoạt động này góp phần khích lệ phong trào nông dân toàn tỉnh thi đua lao động sản xuất, làm giàu và chung tay xây dựng nông thôn mới.
THỦY BÌNH

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...