Lễ Tịch điền ở nước ta bắt buộc vua phải đi... cày ruộng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau gần 100 năm ngừng tổ chức, Lễ Tịch điền mỗi năm chỉ một lần mà trước đây không có Vua nào dám vắng mặt đã được khôi phục tại Đọi Sơn (Hà Nam) vào năm 2009, với mong ước mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

 

 Chuẩn bị cho Lễ Tịch điền xưa - ẢNH: T.L
Chuẩn bị cho Lễ Tịch điền xưa - ẢNH: T.L



Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì vào đầu xuân năm 987, vua Lê Đại Hành làm Lễ Tịch điền, cày ruộng để khuyến khích dân chúng trồng trọt sản xuất và đó là Lễ Tịch điền đầu tiên của nước ta được sử sách ghi lại. Đến thời nhà Lý, lễ này được tổ chức long trọng hơn và là một trong những ngày hội chính của triều đình vào mùa xuân.

Đến đời Trần, do nạn giặc Nguyên nên Lễ Tịch điền không mấy quan trọng như trước. Tuy nhiên, khi có điều kiện, vua vẫn đích thân làm lễ. Đến các thời nhà Hồ, thì hầu như phong tục này không còn được giữ.

Sau này, từ khi khôi phục lại các nhiệm kỳ Chủ tịch nước ta cũng đã về Đọi Sơn thực hiện nghi thức Lễ Tịch điền vào mùng 5 - 7 tháng Giêng: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (năm 2010), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (2012), Chủ tịch nước Trần Đại Quang (2017).


 

 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thực hiện Nghi Lễ Tịch điền ở Đọi Sơn (Hà Nam) năm 2012 - Ảnh: T.L
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thực hiện Nghi Lễ Tịch điền ở Đọi Sơn (Hà Nam) năm 2012 - Ảnh: T.L



Mỗi năm, vua phải thân chinh đi cày ruộng một lần

Nói về Lễ Tịch điền vào thế kỷ 17, cuốn Mô tả Vương quốc Đàng Ngoài của tác giả Samuel Baron (do Omega và NXB KHXH ấn hành) cho biết: “Vua hiếm khi ra khỏi cung cấm để du ngoạn. Chỉ mỗi năm một lần (tất nhiên không kể những dịp Chúa đưa Vua ra khỏi cung do có việc liên quan). Vua chỉ xuất hiện trước công chúng trong ngày lễ long trọng vào một ngày đẹp trời trong dịp năm mới. Dịp Lễ Tịch điền từ sáng sớm Vua, Chúa, Thái tử và các vị đại quan đi đến địa điểm làm lễ nằm ở phía Nam thành phố, nơi dựng lên cho mỗi dịp lễ này. Vua dừng lại ở bên ngoài và chờ cho đến khi trời sáng. Trong lúc chờ đợi, vua tắm rửa sạch sẽ và mặc lễ phục mới tinh. Khi tiếng súng thần công nổ vang lên, Chúa, Thái tử và các đại quan tiến về phía vua để chúc tụng trong không khí long trọng. Sau đó vua tiến hành cầu nguyện thần linh với sự thành kính theo lối riêng của người xứ Đàng Ngoài. Khấn xong, vua bước ra ngồi lên kiệu sơn son thếp vàng đặt ở ngoài sân".


 

Sau gần 100 năm ngừng tổ chức, lễ tịch điền được khôi phục tại Đọi Sơn (Hà Nam) từ năm 2009 với mong ước mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu - Ảnh: T.L
Sau gần 100 năm ngừng tổ chức, lễ tịch điền được khôi phục tại Đọi Sơn (Hà Nam) từ năm 2009 với mong ước mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu - Ảnh: T.L




Sách đã dẫn miêu tả: “Một thoáng nghỉ ngơi, người ta dâng lên vua một chiếc cày đóng trâu vào để sẵn sàng cử hành – hệt như cách người dân vẫn cày hằng ngày. Vua nắm lấy tay cày cầu phúc lành cho vương quốc và bắt đầu dạy cho dân chúng bằng hành động tượng trưng này, rằng không được ai xấu hổ khi mình là người cày ruộng, rằng lao động chuyên cần, biết lo liệu tính toán, chịu thương chịu khó làm ăn thì sẽ được đền đáp xứng đáng”.

Tiếp đó, thêm một lễ gọi là Chén bát (có thể lễ cúng cơm mới, xôi mới – người dịch) được tổ chức, mọi người bày lên bàn được phủ sơn một số bát đựng thức ăn có màu sắc khác nhau, bịt kín bằng giấy sạch gắn hồ để đảm bảo bí mật. Vua nhặt lên một chiếc bát và mở ra ngay. Nếu bát đựng cơm màu vàng thì người dân vui mừng tột độ (theo niềm tin) là năm này sẽ mùa màng bội thu, nếu vua chọn được bát cơm trắng sẽ mùa vụ tốt tươi, còn gặp phải bát nước thì vụ mùa bình thường. Tệ nhất mà chọn phải bát rau thì coi như gặp điềm gở: đói kém và chết chóc.

Sau phần này, Lễ Tịch điền sẽ chấm dứt. Tiếng súng thần công lại vang lên trong lúc vua bước vào kiệu để cho 8 lính khiêng đi qua các con phố để về lại cung. Văn quan cứ thế mặc áo thụng đi chân đất theo sau. Còn đội cận vệ của Chúa túc trực theo canh gác gồm ngựa, voi, tiếng trống đánh, tiếng gõ thanh la, cồng vang dậy, cờ đủ màu bay phất phới.


 

 Vua Lê trên đường đi cử hành Lễ Tịch điền - Ảnh: Quỳnh Trân chụp lại từ tranh vẽ trong sách Mô tả Vương quốc Đàng Ngoài
Vua Lê trên đường đi cử hành Lễ Tịch điền - Ảnh: Quỳnh Trân chụp lại từ tranh vẽ trong sách Mô tả Vương quốc Đàng Ngoài





Ngồi trên kiệu, vua tỏ tấm lòng hào hiệp bằng hành động rải những đồng tiền đồng trên đường ngài đi về cung, còn chúa thì cũng ăn mặc sang trọng cưỡi con voi to đủng đỉnh ngay phía sau.

“Đội lính gác với khoảng 3.000 hoặc 4.000 chiến mã, khoảng 100 hoặc 150 chiến tượng trang hoàng lộng lẫy, kèm theo đó không dưới 10.000 quân sĩ diện những đồng phục áo mũ rất đẹp làm từ loại vải tốt của châu Âu”, tác giả cuốn Mô tả Vương quốc Đàng Ngoài kể lại. Điều đó cho thấy sự hoành tráng và quan trọng của Lễ Tịch điền xưa - mà Vua luôn đóng vai trò trung tâm - ở nước ta vào thế kỷ 17.

 

Theo Lê Công Sơn (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.