Lê Thị Kim Sơn: Tìm lại giấc mơ cổ tích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Khác với vẻ ngoài đầy cá tính, 2 tập truyện thiếu nhi “Những chiếc sừng xinh đẹp” và “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng, 2024) của tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai đem đến cho chúng ta có một góc nhìn mới lạ về chị.

Với giọng văn hồn nhiên, giản dị nhưng không kém phần sâu sắc, 2 tập truyện là món quà tinh thần cho các em nhỏ, đồng thời cũng giúp mỗi chúng ta có thêm những suy ngẫm, nhìn nhận riêng về cuộc sống.

“Những chiếc sừng xinh đẹp” là tập truyện được minh họa bởi nhiều hình vẽ vô cùng nổi bật và chắc chắn sẽ là cuốn sách gây được sự chú ý, tạo sự hứng thú cho con trẻ.

Ngày nay, những đứa trẻ lớn lên trong môi trường hiện đại. Việc xây dựng tính cách cho các con từ khi ấu thơ đã không còn thuộc nhiều vào cha mẹ, gia đình và thầy cô, mà thay vào đó sẽ là sự hiện diện của bạn bè cùng chiếc điện thoại. Vì vậy, “Những chiếc sừng xinh đẹp” sẽ là chiếc chìa khóa tháo gỡ đi một nút thắt trong lòng con trẻ về khái niệm “xinh đẹp” hay “xấu xí”, “khác biệt” hay “đặc biệt”. Và biết đâu qua câu chuyện ấy có thể các con sẽ tìm thấy chính mình hoặc đồng cảm cùng bạn bè.

Ngay cả những người lớn chúng ta cũng có thể thông qua cuốn sách để chia sẻ cùng các con về ý niệm: Mỗi đứa trẻ đều là một thiên thần nhỏ đáng yêu và hướng các con đến việc dùng sự dịu dàng, lòng yêu thương để đối đãi với xung quanh.

Bìa 2 tập truyện “Những chiếc sừng xinh đẹp” và “Cổ tích trưa” của tác giả Lê Thị Kim Sơn. Ảnh: L.P

Bìa 2 tập truyện “Những chiếc sừng xinh đẹp” và “Cổ tích trưa” của tác giả Lê Thị Kim Sơn. Ảnh: L.P

Còn tập “Cổ tích trưa” là những mảng màu tươi sáng tô điểm cho tâm hồn của các em nhỏ. Mỗi câu chuyện đều góp nhặt rất nhiều điều nhỏ bé dễ thương mà ngay cả người lớn cũng sẽ bị cuốn vào trong đó. Câu chuyện về nàng công chúa giúp cho vương quốc của mình thoát khỏi âm mưu của mụ phù thủy độc ác, cùng với người bạn nhỏ mang tên Bơ. Hay tuổi thơ trốn giấc ngủ trưa để bị ra đồng xúc cua bắt cá với vô số trò vui mà nhiều người thuộc thế hệ 8X, 9X từng trải qua.

Qua từng câu chuyện, các bé sẽ cảm nhận được những điều dễ thương và đáng yêu của tuổi thơ. Có việc lội suối hái quả. Có những món quà thật giản đơn nhưng ý nghĩa để tặng mẹ. Có cả chiếc lồng đèn đầy màu sắc được làm từ tay bố mẹ hoặc anh chị.

Cũng trong tập truyện này, các bé còn được sống trong thế giới cổ tích đầy huyền bí, như hành trình gặp rất nhiều điều lạ kỳ của công chúa và bé Bơ; như anh Bột vung tay bột mì bột gạo sẽ xuất hiện và em Rơm có thể từ bất kỳ đâu cũng lấy được những sợi rơm vàng óng.

Có thể khẳng định, qua 2 tập sách “Những chiếc sừng xinh đẹp” và “Cổ tích trưa”, tác giả Lê Thị Kim Sơn đã xây dựng một thế giới cổ tích xinh đẹp và ly kỳ. Đây không chỉ là món quà dành riêng cho các bé mà còn góp phần tô điểm cho những tâm hồn trưởng thành đã từng đi qua những năm tháng ấu thơ ắp đầy kỷ niệm.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

(GLO)- Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một thời gắn liền với bảng đen, phấn trắng, cùng bao kỷ niệm buồn vui dưới mái trường. Để rồi, sau nhiều năm xa cách, trong giây phút gặp lại thầy cô, bạn bè, những ký ức ấy vẫn ùa về, trào dâng bao nỗi nhớ...
Gương mặt thơ: Lê Va

Gương mặt thơ: Lê Va

(GLO)- Mươi năm trước, có một cái tin làm tôi ngạc nhiên: Đại tá Lê Va (Công an tỉnh Hòa Bình) xin xuất ngũ chuyển ngành về công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh để làm thơ cho... đã.
Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL vừa phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm khuyến khích phong trào sáng tác nghệ thuật về các dân tộc thiểu số và miền núi; góp phần nâng cao cả số lượng và chất lượng các ca khúc đáp ứng yêu cầu của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

(GLO)- Vẫn là những hoài niệm về một tuổi thơ gian khó nơi vùng quê, trong tác phẩm "Cánh đồng tuổi thơ", tác giả Nguyễn Tấn Hỷ thêm một lần nhắc nhớ về hình ảnh tảo tần của người mẹ đã chịu bao vất vả, làm lụng nuôi con khôn lớn từng ngày...
Gieo “hạt giống” văn chương

Gieo “hạt giống” văn chương

(GLO)- Đó là tâm niệm của những người tổ chức và tham gia truyền cảm hứng tại lớp bồi dưỡng văn học trẻ-văn học dân tộc thiểu số năm 2024 tại Gia Lai. Diễn ra từ ngày 1 đến 7-7, chương trình thu hút sự góp mặt của 32 học sinh đến từ các trường THCS, THPT trên địa bàn TP. Pleiku.