Lễ hội Sơmă Kơcham của người Bahnar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Còn nhớ một lần, tôi về làng Mơ Hra (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) gặp dịp dân làng chuẩn bị lễ hội Sơmă Kơcham. Già làng Đinh Pan đang tỉ mẩn hướng dẫn đám trai làng dựng đàn tế lễ… Đàn lễ thoạt trông đơn giản nhưng lại khá cầu kỳ các chi tiết trang trí. Ông Đinh Pan nói rằng, phải là những đứa “có con mắt, cái tay của Yàng cho” mới làm được việc này.
Lễ hội Sơmă Kơcham thường được đồng bào Bahnar tổ chức vào tháng 3, khi những đóa pơ lang thắp lên muôn vàn đốm lửa giữa bầu trời ngập tràn ánh nắng. Sơmă-tiếng Bahnar nghĩa là cúng, kơcham nghĩa là cái sân. Cúng sân, hiểu theo nghĩa rộng là cúng đất làng. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người Bahnar mở đầu cho một năm sản xuất, đồng nghĩa với một lễ hội đón mừng năm mới.
Lễ hội kéo dài 1 ngày một đêm với mục đích thông báo cho các vị thần linh biết các công việc sẽ làm trong năm, khấn cầu các vị phù hộ cho mọi việc như sửa chữa nhà cũ, đốn cây làm rẫy… diễn ra suôn sẻ. Đặc biệt là xin các vị “cho mưa xuống đúng lúc, nắng lên đúng thời”; cây lúa “ban ngày bằng bụi sả, ban đêm bằng cây đa”; con người khỏe mạnh, sinh sôi “như cây môn mọc”; ngựa nhiều như quả cà đắng, trâu bò sinh sôi như cành cây um tùm”.
 Lễ hội Sơmă Kơcham trên quê hương Anh hùng Núp. Ảnh: Trần Phong
Lễ hội Sơmă Kơcham trên quê hương Anh hùng Núp. Ảnh: Trần Phong
Già làng Đinh Pan cho hay: Tuy diễn ra trong thời gian không dài nhưng là lễ hội mở đầu cho một chu kỳ sản xuất và các lễ hội khác trong năm, Sơmă Kơcham được người Bahnar tổ chức trang trọng. Vật hiến tế các vị thần linh là trâu, bò, rượu cần, cơm lam được chuẩn bị cẩn thận. Phần cúng lễ sẽ do các già làng có uy tín đảm nhận.
Sau phần lễ, tiệc ăn uống sẽ kéo dài suốt đêm. Không gian làng như vỡ ra bởi điệu chiêng và những vòng xoang nhịp nhàng, uyển chuyển. Không khí vui tươi, lạc quan rạng rỡ mọi gương mặt già trẻ. Ai cũng tin tưởng vào một năm mới mùa màng sẽ tốt tươi, muôn việc đều tốt đẹp.
Xưa kia, khi gặp phải các việc bất trắc như: ốm đau, dịch bệnh, mất mùa… phải chuyển làng đi nơi khác, người Bahnah cũng phải tiến hành Sơmă Kơcham. Bây giờ, các làng Bahnar đều đã định cư. Nhiều loại cây trồng mới ra đời đã khiến không ít nghi lễ rẫy nương xưa kia bị mai một.
Tuy vậy, với lễ hội Sơmă Kơcham, mọi làng vẫn giữ gần như nguyên vẹn. Lấy tín ngưỡng và nghệ thuật làm phương tiện để củng cố mối gắn kết thiêng liêng, bền chặt giữa các thành viên với cộng đồng là ý nghĩa lâu bền của Sơmă Kơcham, dù niềm tin tâm linh trong cuộc sống hiện đại có thể ít nhiều mai một.
NGỌC TẤN

Có thể bạn quan tâm

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.