Lễ hội cầu ngư Lộ Diêu: Giữ gìn bản sắc văn hóa biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vùng biển miền Trung đang vào mùa sóng yên, cũng là lúc người dân thôn Lộ Diêu (xã Hoài Mỹ, H.Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) tưng bừng đón chào lễ hội cầu ngư truyền thống.

Lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 20 - 23.6 (nhằm ngày 15 - 18.5 âm lịch). Với bề dày lịch sử hơn 500 năm của thôn Lộ Diêu, lễ hội không chỉ là dịp để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu mà còn là minh chứng sống động cho sức sống mãnh liệt của văn hóa biển cả.

Mở đầu cho lễ hội cầu ngư 4 ngày đêm là nghi thức nghinh Ông Nam Hải - một nghi lễ linh thiêng mang đậm dấu ấn tín ngưỡng thờ cúng cá Ông của ngư dân miền Trung. Đoàn thuyền rước kiệu Ông từ ngoài khơi xa trở về trong tiếng chiêng rộn rã và sự chào đón của toàn bộ dân làng. Nghi thức nhập điện và hát bả trạo sau đó càng làm tăng thêm không khí trang nghiêm, tôn kính.

Nghi lễ nghinh Ông Nam Hải

Nghi lễ nghinh Ông Nam Hải

Đặc biệt, lễ nghinh cô hồn - một nghi lễ độc đáo ở Lộ Diêu, thể hiện sự trân trọng và tưởng nhớ của người dân đối với những người đã khuất, đồng thời cầu mong sự bình an cho cả cộng đồng. Trong không khí trang nghiêm, nghi lễ được thực hiện gửi gắm những lời cầu nguyện chân thành.

Sắc màu văn hóa trong từng hoạt động

Sắc màu văn hóa trong từng hoạt động

Phần hội diễn ra sôi nổi với các trò chơi mang đậm sắc màu biển cả như bơi thúng, lắc thúng và các trò chơi dân gian như đá banh, bắt vịt, nhảy bao… Những trò chơi này không chỉ tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi mà còn là dịp để cộng đồng gắn kết.

Lễ hội còn là nơi lưu giữ các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống cần được bảo tồn và phát huy. Hát tuồng (hát bội) diễn ra suốt bốn đêm lễ hội góp phần bảo tồn, lưu giữ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia này trong một không gian văn hóa đậm đà bản sắc xứ Nẫu.

Gìn giữ và lan tỏa giá trị truyền thống

Lễ hội cầu ngư Lộ Diêu không chỉ là một hoạt động văn hóa mà còn là sợi dây kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, là dịp để con cháu Lộ Diêu dù ở phương trời nào cũng hướng về quê hương, cùng nhau gìn giữ nét đẹp văn hóa biển cả đã in sâu vào máu thịt bao đời.

Hát tuồng, Lắc thúng, bơi thúng, và nhiều trò chơi khác làm cho Lễ hội đa dạng màu sắc.

Hát tuồng, Lắc thúng, bơi thúng, và nhiều trò chơi khác làm cho Lễ hội đa dạng màu sắc.

Anh Lê Văn Tây, một người con Lộ Diêu hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM, chia sẻ: "Năm nào tôi cũng thu xếp công việc để về dự lễ hội. Lễ hội là dịp để tôi có cơ hội gắn kết nhiều hơn với cộng đồng làng xóm mình, có dịp để trở về và càng yêu quê hương hơn".

Tàu Không Số là một biểu tượng và niềm tự hào của người dân Lộ Diêu

Tàu Không Số là một biểu tượng và niềm tự hào của người dân Lộ Diêu

Ông Trần Thanh Sỹ, trưởng Vạn Lộ Diêu, cho biết: "Thôn Lộ Diêu đã hình thành hơn 500 năm nay, với nhiều giá trị truyền thống cộng đồng. Chúng tôi biết ơn biển cả, biết ơn tổ tiên và luôn nỗ lực gìn giữ những giá trị truyền thống này, nỗ lực giữ gìn Lộ Diêu luôn giàu đẹp cho con cháu hiện tại và mai sau".

Hàng ngàn người dân và du khách tham gia lễ hội

Hàng ngàn người dân và du khách tham gia lễ hội

Có thể bạn quan tâm

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày không chỉ làm bùng nổ các tua du lịch, mà còn tạo ra cuộc chạy đua hấp dẫn giữa những chuyến đi xa và những kỳ nghỉ gần. Thị trường đang bày ra “mâm cỗ” phong phú, đủ hương vị từ truyền thống đến hiện đại, tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền.

Khám phá Ngọa Long Sơn

Khám phá Ngọa Long Sơn

(GLO)- Ngọa Long Sơn là một khu nhà vườn nghỉ dưỡng đẹp gần núi Hàm Rồng, trong một thung lũng đẹp, bao bọc bởi núi đồi và ruộng bậc thang, khí hậu trong lành, mát mẻ, thuộc địa bàn xã Gào, cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 11 km về phía Nam.