Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ban tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 cho biết, Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP năm 2025 sẽ được tổ chức với quy mô lớn, với nhiều hoạt động hấp dẫn.

Cụ thể, hội chợ dự kiến diễn ra từ 9/3 đến 13/3/2025 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk. Hoạt động này được tổ chức mang tầm quốc gia và khu vực với quy mô 400 gian hàng tiêu chuẩn của 200 đơn vị.

Đối tượng tham gia hội chợ là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến cà phê, sản phẩm phụ trợ trong ngành cà phê, sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền, các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

Du khách quốc tế tham quan, trải nghiệm cà phê tại Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê năm 2023.
Du khách quốc tế tham quan, trải nghiệm cà phê tại Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê năm 2023.

Hội chợ có không gian pha chế cà phê theo phong cách châu Âu, Mỹ La tinh và Ethiopia. Tại đây cũng có các hoạt động phụ trợ như: thưởng thức cà phê miễn phí, mini game, check-in và giao lưu với KOLs (người có ảnh hưởng lên cộng đồng mạng) và KOCs (nhà sáng tạo nội dung).

Ban tổ chức sẽ hỗ trợ 50% chi phí thuê gian hàng tiêu chuẩn hoặc mặt bằng cho Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch, Trung tâm Khuyến công các tỉnh, thành, doanh nghiệp cà phê và sản phẩm OCOP trên cả nước (tối đa 12 triệu đồng/đơn vị); đồng thời, miễn phí 2 gian hàng/quốc gia tham gia sự kiện.

Theo Minh Chi (Báo Đắk Lắk)

Có thể bạn quan tâm

Chị Nay H'Tó (buôn Phu Ma Miơng, xã Ia Rtô) khởi nghiệp với thịt heo gác bếp và rượu cần. Ảnh: Vũ Chi

Về làng thưởng thức thịt heo gác bếp

(GLO)-Nói đến văn hóa ẩm thực của đồng bào Jrai tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) không thể không nhắc đến thịt heo gác bếp. Với hương vị thơm ngon, béo ngậy, thịt heo gác bếp đã thành một đặc sản mà bất kỳ ai khi xuống buôn làng ngày Tết đều muốn một lần thưởng thức và cảm nhận.

Du Xuân trên đỉnh Chư Đang Ya

Du Xuân trên đỉnh Chư Đang Ya

(GLO)- Ngày Tết, hầu hết đều chọn đến những điểm vui chơi náo nhiệt trong các chuyến du Xuân. Song nhiều người chọn hòa mình vào thiên nhiên và núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến ưa thích.

Làng chài bên dòng Krông Năng

Làng chài bên dòng Krông Năng

(GLO)- Là phụ lưu của sông Ba, dòng Krông Năng không chỉ cung cấp nguồn nước cho hàng ngàn héc ta cây trồng đôi bờ mà còn là nơi mưu sinh của nhiều ngư phủ. Dẫu còn nhiều khó khăn, song với người dân làng chài bên dòng Krông Năng, việc đánh bắt thủy sản an toàn là cách trả ơn dòng sông thân yêu.

Nhà rông truyền thống làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) là nơi diễn ra nhiều hoạt động lễ hội văn hóa quan trọng. Ảnh: M.N

Mơ Hra-Đáp phấn đấu trở thành làng du lịch cộng đồng

(GLO)- Với lợi thế về vị trí địa lý và bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Bahnar, làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng) được huyện Kbang chọn đầu tư phát triển du lịch cộng đồng. Mục tiêu đề ra là bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Đào phai xứ Thanh khoe sắc trên đất Mang Yang

Đào phai xứ Thanh khoe sắc trên đất Mang Yang

(GLO)- Đào phai Quảng Chính là giống đào nổi danh của xứ Thanh. Nhờ sự đam mê và kiên trì, chị Bùi Thị Hương (SN 1973, tổ 4, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã tạo ra vườn đào Quảng Chính khoe sắc trên mảnh đất Mang Yang trong dịp Tết năm nay.