Lặt lá, chờ hoa đónTết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nắng đã lên nhưng hơi lạnh vẫn còn quanh quẩn. Con bé chân đất tay trần cùng cha ra cây lặt lá, chờ hoa đón Tết.

Vườn nhà không rộng, nhưng xưa giờ, ông bà đã trồng bao nhiêu là loại cây lâu năm thân quen, gần gũi. Cây mai nằm ở góc sân, đã gần ba mươi lăm năm, tuổi cây nhiều hơn tuổi cậu Út. Từ khi em mới ê a tập đánh vần đọc chữ o, a, đã thấy ông bà siêng năng tưới nước mỗi mùa nắng. Năm nào cũng vậy, Tết còn ở xa, mẹ cha và các chú dì đã quây quần lặt lá. Nhiều người thường bảo “tuốt”, “vặt” lá mai. Nội em thì nói “lặt” thôi, vì nghe thong dong, “đỡ đau, đỡ động” thân cành.

Năm nào cũng vậy. Qua một mùa mưa, cây mai gốc to, thân cứng, nhánh tỏa ngắt xanh lại dần ngả màu rám bạc. Ngày bé, tụi em thường ngồi dưới gốc cây chơi ô ăn quan, thi thoảng ngóng lên chờ dì “sai” đi lấy khăn hay rót nước. Anh Hai thì mới hào hứng làm sao, thoắt cái đã ngồi vững ở trên cao, nhanh tay lặt từng chiếc lá.

Lặt lá sớm - muộn mỗi năm chẳng hề giống nhau, nhưng nhờ nội đã “canh” rồi, thì không khi nào bị “hụt”. Những ngày trước Tết, nụ lác đác bung, để đúng xuân sang, là đua nhau nở. Mai chùm thắm tươi, cho lòng người thêm vui mừng, hào hởi.


 

Lặt lá, chờ hoa đón Tết. Ảnh: TN
Lặt lá, chờ hoa đón Tết. Ảnh: TN


 Mẹ kể, dạo còn khó khăn, mỗi năm cây mai ra hoa, nhiều khi nội vẫn cắt cành, dành cho mấy cô mấy chú láng giềng cắm vào những chiếc độc bình cao cao, góp thêm hương xuân trong ba ngày Tết. Sau này, muôn loài đua sắc đua hương, năm mới sắp sang, nhà nhà tha hồ chọn lựa. Cây mai nhà em lại được giữ nguyên vẹn thân cành.

Xuân sang, mỗi năm một lần, con bé vẫn mong đến kỳ lặt lá, chờ hoa, đón Tết.

Bà bảo, ngày em còn chưa ra đời, thì ba đã trồng một cây trà mi ở ngay trước cửa. Hồi ấy, con đường đi qua khoảnh sân chưa hết lởm chởm đất sỏi. Cái cây trà mi be bé, mang về từ vùng rẫy Ngọc Bay. Vậy mà chỉ mấy năm sau, nó đã ra hoa, một cây hai màu trắng - tím. Em nhớ khoảng chừng năm học lớp ba, là lần đầu tiên được cùng anh Hai sướng vui lặt lá.

Loáng cái, 10 năm qua rồi. Cái cây nhằng nhẳng ngày nào, giờ đã lên cao và xòe tán rộng. Lặt lá không khó chút nào, bé con ngày trước như em chỉ cần nhẩn nha, siêng năng cùng góp một tay, là chờ trà mi hé nở.

Thoắt cái, thời gian đã xa… Sau một mùa mưa sũng ướt, lá xanh trà mi ngả màu thẫm vàng. Con bé khẽ khàng đưa hai tay lên, từng chiếc lá rơi xuống quanh gốc cây nhè nhẹ… Từ chỗ nách lá lìa cành, sẽ lại nhú lên từng nụ hoa tươi tắn.

Trà mi cánh mỏng thanh tao, thoảng nhẹ hương bay vào trong sương trong gió. Mỗi năm, hoa nở chính mùa, song không phải vì thế mà nó đơm bông chỉ duy một đợt. Sau kỳ nở rộ đón Xuân, trà mi qua Giêng nấn ná trên cành.

Thấm thoát thế mà năm mới sắp sang. Lại thêm một năm muôn hoa cùng người lặng thầm vượt qua dịch bệnh. Covid-19 có chừa ai đâu, nên không hoang mang, bình tĩnh sống chung đã thành hiện thực.

Blốc lịch dần mỏng đi theo từng ngày đã qua. Anh trai của con bé từ một nơi xa cũng sẽ trở về trong niềm mong đợi. Cả nhà đoàn viên. Mấy năm vắng nhà là chừng ấy thời gian nhớ cảnh quây quần cùng những người thân yêu bận rộn sửa sang để mà đón Tết.

Mỗi năm một lần lặt lá, chờ hoa. Tuổi mới sẽ sang, cùng bao thương yêu đọng lại.

 

Theo THANH NHƯ (baokontum)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.