Lắng nghe ý kiến thanh-thiếu niên về giao thông bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 31-5, tại Trường THCS Nguyễn Huệ (TP. Pleiku), Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai phối hợp với Quỹ Phòng chống Thương vong Châu Á tổ chức chương trình lắng nghe ý kiến thanh-thiếu niên về giao thông không khói cho hành tinh xanh thuộc dự án “Giảm tốc độ-trường học an toàn” giai đoạn 2 mở rộng.

Tham dự chương trình có đại diện lãnh đạo Ban An toàn giao thông, các sở, ngành của tỉnh và thành phố; Ban Giám hiệu và 40 học sinh nòng cốt tham dự hoạt động “Những tấm ảnh biết nói” của 19 trường THCS trên địa bàn TP. Pleiku.

Học sinh đến từ các trường THCS trên địa bàn TP. Pleiku trình bày những điểm nổi bật từ cuộc thi “Những tấm ảnh biết nói” và nêu những ý kiến, kiến nghị của mình về giao thông bền vững. Ảnh: Minh Phương

Học sinh đến từ các trường THCS trên địa bàn TP. Pleiku trình bày những điểm nổi bật từ cuộc thi “Những tấm ảnh biết nói” và nêu những ý kiến, kiến nghị của mình về giao thông bền vững. Ảnh: Minh Phương

Tại chương trình, học sinh đến từ các trường THCS trên địa bàn TP. Pleiku trình bày những điểm nổi bật từ cuộc thi “Những tấm ảnh biết nói” và nêu những ý kiến, kiến nghị của mình về giao thông bền vững và an toàn giao thông xung quanh khu vực trường học ở TP. Pleiku cũng như việc đánh giá hạng sao trường học. Cùng với đó, các em học sinh còn đưa ra các gợi ý về giải pháp giải tỏa vỉa hè, lắp đặt biển báo quy định giới hạn tốc độ, gờ giảm tốc, vạch kẻ đường nhằm đảm bảo an toàn giao thông khu vực trường học…

Chương trình lắng nghe ý kiến của thanh-thiếu niên về giao thông bền vững quy tụ hơn 40 học sinh đến từ 19 trường tham gia dự án ở TP. Pleiku. Lãnh đạo các ban ngành của tỉnh, TP. Pleiku cũng như đại diện Ban Giám hiệu các trường THCS trên địa bàn tham dự đã lắng nghe những chia sẻ, ước muốn và nhu cầu về đường phố an toàn hơn từ phía học sinh. Với tư cách là đại sứ cho an toàn giao thông và giao thông bền vững, các học sinh đã chuyển tải những thông điệp chính về di chuyển an toàn cho các bạn học của mình với chính quyền địa phương.

Các em học sinh theo dõi “Những tấm ảnh biết nói” của học sinh 19 trường THCS trên địa bàn TP. Pleiku được trưng bày tại Trường THCS Nguyễn Huệ (TP. Pleiku). Ảnh: Minh Phương

Các em học sinh theo dõi “Những tấm ảnh biết nói” của học sinh 19 trường THCS trên địa bàn TP. Pleiku được trưng bày tại Trường THCS Nguyễn Huệ (TP. Pleiku). Ảnh: Minh Phương

Chương trình cũng tạo cơ hội cho các học sinh nói lên tiếng của mình về những quan ngại đang gặp phải khi tham gia giao thông và trực tiếp đề xuất phương pháp giải quyết tới lãnh đạo chính quyền địa phương. Đây là hoạt động thiết thực, tạo môi trường để các em học sinh nói lên tiếng nói của mình về giao thông xanh và bền vững, tình hình giao thông các em đối mặt hàng ngày trên đường từ nhà đến trường, làm cơ sở đánh giá, cải thiện an toàn giao thông đường bộ và thúc đẩy giao thông bền vững tại khu vực trường học.

Có thể bạn quan tâm

Cô Nguyễn Thị Thúy Nga-Giáo viên Trường Tiểu học Phan Chu Trinh hướng dẫn các em học bài. Ảnh: V.C

Điểm sáng về giáo dục học sinh toàn diện ở Phú Thiện

(GLO)- Lấy chất lượng học sinh làm thước đo hiệu quả giáo dục, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, trở thành điểm sáng trong đào tạo học sinh toàn diện và mũi nhọn tại địa phương.

Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) đề xuất xây dựng Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập. Trong đó, một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề để phù hợp hơn với mức độ phức tạp công việc.