Làng bích họa chưa già đã héo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Làng, xóm bích họa từng “gây sốt” với người dân, du khách trong và ngoài nước, nhất là các bạn trẻ. Nhưng chỉ được một thời gian, những nơi ấy rơi vào cảnh đìu hiu…
Sau bốn tháng khoác lên mình tấm áo mới, hẻm bích họa ở trung tâm TP Đà Nẵng rơi vào cảnh đìu hiu
Sau bốn tháng khoác lên mình tấm áo mới, hẻm bích họa ở trung tâm TP Đà Nẵng rơi vào cảnh đìu hiu
Chụp ảnh một lần rồi thôi
Khai trương vào cuối tháng 4/2018, hẻm bích họa ở số 75 Nguyễn Văn Linh (quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) gây sự chú ý đối với người dân và du khách. Những ngày đầu, người dân trong hẻm vui mừng đón các bạn trẻ tới tham quan, chụp ảnh. Nhiều quán nước, hàng lưu niệm mở ra với kỳ vọng sẽ thu hút lượng khách đông đảo hơn. Tuy nhiên, không khí rộn ràng ấy kéo dài không được bao lâu. Hiện tại, hẻm rơi vào cảnh đìu hiu, mỗi ngày lác đác vài người lui tới. Tất cả các hàng quán kinh doanh trong hẻm mở ra sau khi hẻm khai trương đều đã đóng cửa. Các hộ dân cho hay chỉ thứ Bảy, Chủ nhật mới có vài người đến xem, còn ngày thường thì vắng tanh.
Trao đổi với Tiền Phong, anh Phạm Phú Vũ, Bí thư Đoàn phường Phước Ninh (quận Hải Châu) cho hay Đoàn thanh niên tiếp nhận lại dự án này từ Bí thư trước. Anh cũng nhìn nhận thực tế hẻm bích họa đang rơi vào tình trạng đìu hiu. Anh cho biết thêm trong thời gian tới sẽ có kế hoạch phát triển, thu hút du khách. “Chúng tôi sẽ tìm cách hợp tác với các nhà hàng để kết nối đưa du khách về đây, tiếp tục một số hoạt động giúp nơi này sôi nổi lại như trước. Tinh thần là sẽ tiếp tục phát triển xóm bích họa chứ không bỏ phí”, anh nói.
Tuy nhiên, theo người dân, cần phải phát triển đồng bộ, khơi dậy nhiều hoạt động cùng lúc mới thu hút được du khách, nhất là các bạn trẻ. Còn nếu chỉ riêng bích họa, thì mọi người sẽ chỉ tới một lần để chụp ảnh và khó có thể quay lại. 
Khó giữ chân du khách
Làng bích họa Tam Thanh (thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam) là làng bích họa đầu tiên ở Việt Nam. Tháng 6/ 2016, nhóm tình nguyện viên Hàn Quốc trong dự án Giao lưu mỹ thuật cộng đồng Hàn - Việt đã vẽ tặng 100 bức họa cho cộng đồng làng biển tại thôn Trung Thanh. Những ngôi nhà nhỏ được sơn lên màu tường mới, những bức tranh sống động “mọc” trên tường của dãy nhà san sát nhau. Làng chài Tam Thanh bỗng chốc mang diện mạo mới, độc đáo, hấp dẫn, nhanh chóng thu hút giới trẻ, khách du lịch khắp nơi kéo về. Có những thời điểm ngôi làng nhỏ đón hàng ngàn lượt du khách. 
Tiếp nối ý tưởng “đưa nghệ thuật vào không gian sống” từ dự án làng bích họa, tháng 3/2017, UBND thành phố Tam Kỳ triển khai dự án thí điểm “Phát triển du lịch Tam Thanh với sự tham gia cộng đồng”. Theo lãnh đạo UBND thành phố Tam Kỳ, mục tiêu của dự án là phát triển du lịch cộng đồng tại xã ven biển Tam Thanh trên cơ sở gìn giữ những giá trị cốt lõi nhất của địa phương thông qua việc đưa nghệ thuật vào không gian sống của cộng đồng, cải thiện môi trường sống và tạo sinh kế cho cộng đồng người dân bản địa.
Từ đây, các dịch vụ như ăn uống, giải khát, giữ xe, bán hải sản, nước mắm truyền thống, nhà lưu trú homestay bắt đầu mọc lên. Theo thống kê của lãnh đạo UBND xã Tam Thanh, lượng khách đến với địa phương đạt hàng ngàn lượt khách mỗi ngày. Vào những ngày lễ, Tết đạt khoảng 1.500 - 2.000 lượt khách/ngày. Riêng tại làng bích họa, lượng khách đông chủ yếu vào ngày cuối tuần, ngày lễ (đạt khoảng 500 - 1.000 lượt khách/ ngày), các ngày còn lại trong tuần bình quân 200 lượt khách/ ngày.
Ông Nguyễn Hồng Lực - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Thanh, cho rằng sau khi có làng bích họa, lượng khách du lịch đến với Tam Thanh ngày một đông, trong đó có cả khách quốc tế. Tuy nhiên, hầu hết khách du lịch đến với Tam Thanh vẫn đang mang tính tự phát, có thời điểm rất đông nhưng cũng có thời điểm vắng khách. Địa phương chưa có hoạt động du lịch trải nghiệm nhiều nên khó giữ chân du khách. “Với diện tích hẹp, và các dịch vụ trải nghiệm còn hạn chế, việc cầm chân du khách không được nhiều. Mới đây địa phương ký hợp đồng với một đơn vị, cho ra mắt HTX cộng đồng du lịch Tam Thanh, phát triển du lịch trải nghiệm đi biển, sông, nấu ăn, bơi thuyền lắc thúng, đi xe đạp, hát bài chòi... hy vọng sẽ đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của du khách. Giữ chân du khách không thể là một sớm một chiều nhưng phải có đầu mối đứng ra hoạch định, đầu tư bài bản mới giữ chân du khách được” - ông Lực nói.
Sẽ xóa sổ con đường thuyền thúng
Cùng với làng bích họa, tháng 5/2017, con đường thuyền thúng đầu tiên tại Việt Nam cũng ra đời tại đây. Với hơn 100 chiếc thuyền thúng được vẽ tranh thể hiện những chủ đề về cuộc sống, con người, văn hóa làng chài, con đường thuyền thúng đón nhận kỷ lục Việt Nam về bộ tranh thuyền thúng đầu tiên và nhiều nhất Việt Nam. Tuy nhiên chỉ đưa vào hoạt động được vài tháng con đường thuyền thúng cũng trở nên hoang phế, nát bươm. Theo Phó chủ tịch UBND xã Tam Thanh (Tam Kỳ, Quảng Nam), do nhưng chiếc thuyền thúng chất liệu bằng tre nên theo thời gian đã mục, rách nát. Sắp tới sẽ xóa con đường thuyền thúng kỷ lục này.
Hoàng Văn-Thanh Trần (TP)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.