Lan tỏa những giá trị nhân văn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Gần 2 tuần trôi qua từ sau khi 7 “người hùng” lao vào cứu người trong vụ tai nạn giao thông trên cầu Phú Mỹ ngày 8-8, nhưng câu chuyện truyền cảm hứng này và việc biểu dương những người dũng cảm lao vào cứu người bên lằn ranh sinh tử vẫn tiếp tục lan tỏa.

Hôm qua 22-8, Liên đoàn Lao động TPHCM trao bằng khen và tiền thưởng đến anh Mai Lê Duy Quang, công đoàn viên của Công ty Coteccons, thuộc Liên đoàn Lao động quận Bình Thạnh, về hành động dũng cảm (cùng 6 người khác) cứu người trong vụ tai nạn giao thông nói trên.

Ngày 21-8, Ban An toàn giao thông TPHCM cũng tuyên dương, khen thưởng 7 cá nhân dũng cảm này. Trước đó, chiều 14-8, UBND TP Thủ Đức tuyên dương, trao bằng khen của UBND TPHCM cho các cá nhân trên. Cùng đó là nhiều buổi tôn vinh tại các đơn vị truyền thông, công ty, đơn vị… nơi những “người hùng” đang làm việc, càng lan tỏa nguồn năng lượng tích cực tới cộng đồng. Dư luận cộng đồng cũng đồng lòng tặng cho những con người dũng cảm hai chữ “người hùng”.

Hơn tất cả những gì chữ nghĩa có thể biểu thị, chỉ cần xem hết đoạn clip quay cảnh 7 anh em cố hết sức cứu sống người gặp nạn kề bên ngọn lửa cuồn cuộn bốc cao, một xúc cảm trào dâng trong mỗi chúng ta cùng lòng khâm phục trước sự quả cảm của những người hùng. Ngay bên lằn ranh sinh tử ấy, 7 con người ấy không ai có thời gian để nghĩ gì khác hơn ngoài mệnh lệnh cứu người, như lời bộc bạch của anh Mai Lê Duy Quang với báo chí: “Hành động này nhỏ nhoi, tôi nghĩ người Việt Nam ai cũng sẽ giúp thôi”.

Anh Duy Quang, như rất nhiều tấm gương nghĩa hiệp xuất hiện giữa đời thường, nói về việc đã làm một cách nhẹ bẫng, rằng ai cũng sẽ phải làm như thế trong tình huống đó. Điều này gợi cho chúng ta nhớ lại câu chuyện cứu người trong vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội vào tháng 5-2024 với hình ảnh một thanh niên vóc dáng nhỏ nhắn, một tay bám vào cửa sổ, tay kia cật lực vung chiếc búa tạ giáng xuống bức tường xi măng trong khi quanh anh ngọn lửa đang bùng lên. Nhờ đó, 3 người trong một gia đình đã kịp thoát nạn.

Ngày 13-7, trong vụ sạt lở đất vùi lấp xe khách ở Hà Giang làm 11 người thiệt mạng, anh Nguyễn Đức Tài, nhân viên kỹ thuật nhà trạm thuộc Trung tâm Viettel Bắc Mê, đã hỗ trợ chiếc xe bị sa lầy và ngay lúc núi sạt xuống, anh vẫn kịp cứu được một bé gái.

Mới nhất, câu chuyện một cháu bé 6 tuổi ở Yên Bái bị lạc trong cánh rừng, đã được hàng trăm người dân cùng các đội nhóm ở địa phương tình nguyện tìm kiếm mấy ngày liền. Và phép màu đã xảy ra khi bé được tìm thấy sau hơn 4 ngày lạc rừng... Có thể kể thêm rất nhiều hành động nghĩa hiệp như thế. Và dù được kể đi kể lại bao nhiêu lần, câu chuyện vẫn luôn chạm vào cảm xúc của mỗi người nghe, người đọc.

Trong cuộc sống, lúc này lúc khác chúng ta vẫn thấy xuất hiện những hình ảnh, câu chuyện thể hiện sự ích kỷ hay vô cảm. Nhiều nhà tâm lý học đã cảnh báo điều này như là một hệ quả của “thời đại số” và có nguy cơ trở thành “bệnh vô cảm”. Vì thế câu chuyện về những tấm gương dũng cảm cứu người bị nạn trong những tháng ngày qua với những lễ tuyên dương, khen thưởng xứng đáng không chỉ tôn vinh lòng quả cảm mà còn góp phần lan tỏa, vun đắp sự tử tế.

Qua đó xây dựng những giá trị sống nhân văn cao đẹp trong mỗi cá nhân, trong cộng đồng, góp phần đẩy lùi sự ích kỷ và vô cảm đang bị coi như một nguy cơ trong đời sống xã hội hiện đại. Cần lắm sự quả cảm nơi mỗi chúng ta và càng cần lắm sự trân trọng, tưởng thưởng đối với từng hành động quả cảm, nghĩa hiệp!

Theo AN DU (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Thượng úy Phạm Thanh Tú vào top 10 Giọng hát hay ngoại ngữ dành cho cán bộ Đoàn-Hội-Đội toàn quốc

Thượng úy Phạm Thanh Tú vào top 10 Giọng hát hay ngoại ngữ dành cho cán bộ Đoàn-Hội-Đội toàn quốc

(GLO)- Thông tin từ Tỉnh Đoàn Gia Lai, Thượng úy Phạm Thanh Tú-cán bộ Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai là 1 trong 10 thí sinh xuất sắc nhất được lựa chọn tham gia vòng chung kết cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ dành cho cán bộ Đoàn-Hội-Đội toàn quốc.
Vì sao giới trẻ ngại nói ở đời thực?

Vì sao giới trẻ ngại nói ở đời thực?

(GLO)- Trong thời đại số hiện nay, giới trẻ có xu hướng trao đổi qua tin nhắn, mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok… Bởi họ cảm thấy khó khăn và thiếu tự tin khi giao tiếp trực tiếp. Điều này, có phải là hồi chuông cảnh báo sự phát triển kỹ năng của giới trẻ và xây dựng mối quan hệ xã hội không?

Đề nghị truy tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho Đại úy Quân đội hy sinh khi chống bão số 3

Đề nghị truy tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho Đại úy Quân đội hy sinh khi chống bão số 3

Ngày 8/9, Ban Thanh niên Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) có tờ trình đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đoàn truy tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho Đại úy Nguyễn Đình Khiêm - Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Công binh 513, Quân khu 3.
Đinh Thị Văn: Đưa văn hóa truyền thống đến với du khách

Đinh Thị Văn: Đưa văn hóa truyền thống đến với du khách

(GLO)- Để lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Bahnar đến với du khách, chị Đinh Thị Văn (SN 1985, trú tại làng Mơ Hra-Đáp, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia các hoạt động du lịch, dịch vụ với mục đích tạo ra những sản phẩm du lịch cộng đồng độc đáo.
Chắp cánh “tài năng nhí”

Chắp cánh “tài năng nhí”

(GLO)- Chung kết tìm kiếm tài năng nhí năm 2024 diễn ra tối 31-8 tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tìm ra những gương mặt có triển vọng trong lĩnh vực nghệ thuật. Khởi đi từ sân chơi này “đánh thức” tài năng bên trong mỗi đứa trẻ, ươm mầm và chắp cánh cho ước mơ của các con được bay xa hơn.