Làm sống lại những di sản của nhạc sĩ Văn Cao

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Những bìa sách, tranh minh họa trên các báo do nhạc sĩ Văn Cao chính tay vẽ, những câu chuyện, những hồi ức về nhạc sĩ Văn Cao… tất cả sẽ được 'kể lại' trong chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao do Báo Nhân Dân phối hợp với Hội đồng Lý luận Văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức, dự kiến diễn ra vào các ngày 6 và 8/11.
Một số tranh minh họa và bìa sách của nhạc sĩ Văn Cao.

Một số tranh minh họa và bìa sách của nhạc sĩ Văn Cao.

100 bức tranh, 100 bìa sách

Là một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, ca khúc “Tiến quân ca” sau này trở thành Quốc ca, nhạc sĩ Văn Cao đã để lại một di sản đồ sộ, gồm cả âm nhạc, thi ca và hội họa.

Một phần của những di sản ấy sẽ hiện diện trong chuỗi sự kiện tưởng nhớ nhạc sĩ, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (15/11/1923-15/11/2023), gồm tranh vẽ minh họa, vẽ bìa sách, những ca khúc đặc sắc, tiêu biểu nhất của nhạc sĩ… cùng những di sản tinh thần vô giá còn lại trong trái tim, tâm hồn người ở lại. Đó là những ký ức, những câu chuyện, thậm chí là những cảm xúc… của gia đình, người thân, của những bạn bè văn nghệ sĩ, cũng như những nghiên cứu, tìm tòi của các nhà nghiên cứu… trong buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Thế giới Nhạc, Thơ, Họa của Văn Cao”.

Những ngày này, họa sĩ Văn Thao, con trai của nhạc sĩ Văn Cao đang tất bật hoàn tất những khâu cuối cùng cho nội dung triển lãm tranh minh họa và bìa sách. Ông rất xúc động khi những di sản hội họa của cha mình được giới thiệu tới công chúng vào đúng dịp kỷ niệm ngày sinh của nhạc sĩ.

Họa sĩ Văn Thao cho biết, triển lãm trưng bày tranh minh họa sẽ giới thiệu khoảng 100 bức tranh minh họa cùng một số bìa báo và tác phẩm tranh sơn dầu của nhạc sĩ Văn Cao.

Nhạc sĩ Văn Cao bắt đầu vẽ minh họa từ năm 1945. Ông từng vẽ minh họa cho nhiều tờ báo, như tờ Độc Lập, hai tờ báo của Hải Phòng là Quân Bạch Đằng và Gió Biển. Sau này, ông vẽ minh họa nhiều cho báo Văn Nghệ, Lao Động, Độc Lập, Đại Đoàn kết và Người Hà Nội. Ông cũng là người vẽ bìa báo xuân cho các tờ Độc Lập (năm 1963), Lao Động (1982), Văn Nghệ (1982)…

Họa sĩ Văn Thao chia sẻ về triển lãm tranh minh họa của cha mình. Ảnh: THÀNH ĐẠT

Họa sĩ Văn Thao chia sẻ về triển lãm tranh minh họa của cha mình. Ảnh: THÀNH ĐẠT

Trong ký ức của họa sĩ Văn Thao, nhạc sĩ Văn Cao là người mở đường cho một trường phái minh họa và đồ họa. Tranh minh họa của nhạc sĩ Văn Cao đã thoát ra khỏi khung của tác phẩm được minh họa, như một phác thảo tranh. Họa sĩ Văn Thao cũng cho biết, cha ông từng nói, sau này có điều kiện sẽ chọn một số bức để hoàn thiện. “Các tác phẩm minh họa được cụ coi là nửa bức tranh, cho nên đều ký tên Văn, tức là một nửa cái tên của mình”. Sau này những minh họa của nhạc sĩ trên báo Văn Nghệ và nhiều tờ báo khác đã được giới nghệ thuật đánh giá rất cao.

Ngoài ra còn có khoảng 100 phiên bản bìa sách của nhà sưu tầm Nguyễn Bình Phương cũng được giới thiệu trong chuỗi hoạt động. Những bìa sách này, ước tính có hàng trăm bìa, theo họa sĩ Văn Thao, được nhạc sĩ Văn Cao vẽ tay hoàn toàn để phục vụ các nhà xuất bản trong một thời kỳ dài. Họa sĩ Văn Thao cho biết, bìa sách của nhạc sĩ Văn Cao cũng mang dấu ấn và phong cách riêng. Đặc biệt, trong số các bìa sách có những tác phẩm nổi tiếng, như tập thơ “Hương cây – Bếp lửa” của hai nhà thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt in năm 1968.

Những ký ức về nhạc sĩ tài hoa

Tâm điểm của chuỗi hoạt động là tọa đàm khoa học với chủ đề “Thế giới Nhạc, Thơ, Họa của Văn Cao” với khoảng 20 tham luận của các học giả, nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ và gia đình nhạc sĩ Văn Cao. Cuộc tọa đàm sẽ hội tụ cả ba lĩnh vực âm nhạc, văn học và mỹ thuật, như những di sản mà nhạc sĩ Văn Cao để lại.

Họa sĩ Văn Thao kể về người cha kính yêu của mình.

Họa sĩ Văn Thao kể về người cha kính yêu của mình.

Ngoài ra, một cuộc trò chuyện nhỏ, giống như một cuộc hàn huyên ôn lại những ký ức về nhạc sĩ tài hoa này sẽ diễn ra ngay trước thềm buổi lễ kỷ niệm, vào chiều 6/11, với sự tham gia của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, và PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Những di sản của nhạc sĩ về thơ ca, mỹ thuật như nhiều chuyên gia từng đánh giá, đủ đưa tên tuổi của Văn Cao lên hàng đầu chính những lĩnh vực đó. Thế nhưng, với nhiều khán giả yêu mến Văn Cao, đặc biệt là những người trẻ, đây sẽ là lần đầu tiên họ được chứng kiến những tinh hoa mà ông để lại ngoài âm nhạc.

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.