Lâm Quốc Vinh với "Hoa có đợi mùa?"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Anh có “tâm hồn nghệ sĩ” dẫu công tác trong ngành Ngân hàng. Đôi lần sinh hoạt giao lưu thấy anh say sưa “Còn chút gì để nhớ”-bản nhạc thành công nhất viết về Pleiku. Tôi cũng được anh gửi gắm, trao đổi đôi điều về sáng tác và ý tưởng xuất bản tập thơ đầu tay khi đã gần sáu mươi, nhưng quên bẵng cho đến khi anh cho biết tập thơ đã in xong. Có lẽ vì quá trình chuẩn bị khá công phu, thời gian kéo dài? Mừng cho anh!
 

 

Giờ thì tập thơ “Hoa có đợi mùa?” của anh (Cao Sơn-Lâm Quốc Vinh, công tác tại BIDV Nam Gia Lai) đang nằm trước mặt tôi. Bản thảo của nó tôi đã may mắn được xem qua. Khi được nhà thơ, nhà báo Lê Anh Dũng góp ý hoàn chỉnh, được Nhà Xuất bản Hội Nhà văn cấp phép xuất bản thì càng yên lòng. Quá trình thực hiện công phu nên có thêm cơ sở tin tưởng. Vốn có tâm hồn nghệ sĩ, lại lăn lộn chốn thương trường mấy chục năm liền, tác giả có đủ vốn sống, sự từng trải, dù gặp thoáng qua thì thấy tính cách anh khá trẻ trung.

Bởi vậy mà nhìn ngắm, lật mở và chậm đọc “Hoa có đợi mùa?” là hoàn toàn có lý. Ấn tượng đầu tiên là bìa sách trình bày khá nhã, đẹp, văn minh. Tên gọi tập thơ lạ: “Hoa có đợi mùa?” như nụ hoa chúm chím có điều gì đó muốn nói, tạo sức gợi riêng. Minh họa đẹp, nhẹ nhàng điểm xuyết khá đắt cho nội dung lẫn hình thức tác phẩm.

Tập thơ 73 bài dày dặn, đủ đề tài, cảm xúc dành cho quê hương đất nước, lứa đôi, nghề nghiệp, người thân, bạn bè, cuộc đời… Trên hết là cảm hứng tin yêu cuộc sống và con người. Bên cạnh những bài thơ nhớ nhung kỷ niệm khá thành công, xúc động, nhiều bài có những tứ thơ sâu sắc chiêm nghiệm suy tư lẽ đời, lẽ người, chắt lọc bằng ngôn ngữ giản dị, gần gũi: “Bởi cuộc đời đỏ, xanh, vàng tím/Nhuộm màu nào màu đó sẽ lên ngôi” (Tự hỏi mình), “Hạnh phúc ta chắt chiu từng giọt/Để mỗi ngày gom lại đầy hơn” (Chắt chiu)...

“Hoa có đợi mùa?”, tên gọi gợi mở, gợi tìm. Chưa cần đi sâu vào tập thơ, nó đã có cái lý để ta tìm đọc.

Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.