Lạ đời, vẫn thu tiền tỷ trên vùng đất chó ăn đá gà ăn sỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với 2.000 gốc chanh tứ quý và 500 cây bưởi da xanh cho thu quanh năm, lão nông chân đất Nguyễn Văn Lăng (53 tuổi, trú tại thôn Ia Soi, Xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã rủng rỉnh bỏ túi 1 tỷ đồng/năm. Riêng bưởi da xanh, vụ Tết vừa rồi ông Lăng xuất bán hơn 5 tạ, với giá 45.000 đồng/kg ông thu về 225 triệu đồng.  
Xã Hbông lâu nay vẫn được xem là vùng đất khô cằn, cháy nắng-nơi được mệnh danh "chó ăn đá gà ăn sỏi". Ở đây đa số người dân chỉ trồng những loại cây ngắn ngày như mì, bắp, mía… Ấy vậy mà lão nông Lăng vẫn mạo hiểm đưa chanh tứ quý và bưởi da xanh về trồng thử nghiệm. Dù chanh tứ quý và bưởi da xanh là loại cây ăn quả “uống” khá nhiều nước, nhưng 2 loại cây này vẫn rất tươi tốt trên mảnh đất khô cằn của ông Lăng.
 
Hơn 2000 cây chanh tứ quý của ông Lăng đều cho thu hoạch quanh năm
Theo đó, năm 2009 hơn 1.000 trụ tiêu của ông Lăng bỗng vàng lá, héo úa dần rồi chết đồng loạt. Chán nản với tiêu, trong một lần đi chơi xa ở tỉnh Bình Phước ông Lăng thấy thích thú với chanh tứ quý nên đã đưa về trồng thử nghiệm. Thấy chanh phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây nên ông Lăng tiếp tục mở rộng diện tích và đưa thêm bưởi da xanh về trồng.
 
Từng chùm quả sai trĩu này đã giúp ông Lăng thu về bạc tỷ
Trò chuyện với chúng tôi, ông Lăng tâm sự: “Ngày đó ở vùng đất này chẳng ai dám trồng cây gì ngoài bắp, mía, mì đâu, tôi là người đầu tiên đưa hai loại cây ăn quả này về trồng đấy. Dù biết vùng đất này khô cằn lâu nay, nhưng không thử sao biết hợp được. Tiêu thì chết, cà phê không trồng được mà mía, mì thì năng suất kém lắm không ăn thua. Ngày đó mà không mạnh dạn thử trồng thì giờ vẫn “ngất ngưởng” bên vườn tiêu chết trơ gốc thôi…”.
 
Mỗi cây chanh tứ quý của ông Lăng có thể thu về cả mấy tạ quả/vụ
Với 2.000 gốc chanh và 500 gốc bưởi da xanh đang cho thu bói mỗi năm ông Lăng rủng rỉnh đút túi 1 tỷ đồng. Đặc biệt riêng bưởi vụ tết vừa rồi ông Lăng hái bán khoảng hơn 5 tạ quả, với giá 45.000 đồng/kg ông thu về 225 triệu đồng. Năm 2018, chỉ mới thu bói bưởi da xanh, ông Lăng đã thu về 2 tấn quả, còn năm nay mới bước vào vụ thu chính.
 
Mùa này ông Lăng đang quét vôi ở gốc cây chanh tứ quý để phòng bệnh xì mủ
“Chanh tứ quý và bưởi da xanh dễ trồng, sống dai nhưng rất dễ mắc bệnh  xì mủ ở gốc cây, nhện đỏ và sâu vẽ bùa làm xấu quả. Trong đó, bệnh xì mủ và sâu vẽ bùa là 2 loại ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống và năng suất của cây. Bệnh xì mủ không làm chết ngay cây nhưng sẽ khiến cây còi cọc rồi chết dần dần. Để phòng trị loại bệnh nguy hiểm này cần tạo mương rãnh để thoát nước. Đầu và cuối mùa mưa cần bón vôi bột để nâng độ PH và khủ trùng đất...", ông Lăng chia sẻ.
Theo ông Lăng, khi cây canh tứ quý, bưởi da xanh nảy chồi cần phun các thuốc trừ nấm. Bên cạnh đó, cần tăng cường chăm sóc cây, tránh gây ra các vết thương cho cây và thường xuyên quét vôi lên gốc để phòng bệnh. Ngoài ra, cần lưu ý việc bón phân cân đối cho cây, nên bón ít phân hóa học và tăng cường phân chuồng để cây khỏe tư nhiên, kháng nhiều loại bệnh và làm bền cây…
 
Mỗi kg chanh tứ quý ông bán với giá 15.000 đồng, còn bưởi da xanh 45.000 đồng/kg
Hiện tại, hai loại cây ăn quả này ông Lăng bán tại vườn cho các thương lái đến từ Nha Trang, Phú Yên, Kon Tum…Cũng theo ông Lăng, riêng chanh tứ quý ra quả quanh năm nhưng nếu muốn bán được giá cao phải ép cho quả ra nhiều vào từ tháng 1 đến tháng 3. Để ép cây ra quả theo ý mình cần tăng cường bón phân lân và kaly và hãm nước tưới lại.
 
Những trụ tiêu chết bên cạnh đã được ông Lăng thay bằng hàng nghìn gốc chanh tươi tốt
 
Hiện ông Lăng đang trồng xen canh thêm bưởi da xanh trong vườn chanh
Trao đổi với Dân Việt, ông Bùi Đức Miền – Chủ tịch Hội nông dân xã Hbông cho biết: “Mô hình trồng cây ăn quả của ông Lăng khá hiệu quả, cho thu nhập cao. Tuy nhiên, vì xã Hbông là vùng đất khô cằn, thiếu nước sản xuất nên những mô hình này vẫn chưa được nhân rộng. Để nâng cao thu nhập cho từng vùng đất khác nhau thì xã đã phân chia và khuyến khích bà con nên trồng những loại cây phù hợp với từng loại đất. Ví dụ đầu xã Hbông sẽ trồng các loại cây ăn quả, nhưng gần trung tâm xã hay thiếu nước nên trồng các loại cây như mía, bắp, mì…”.
Trần Hiền (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.