Ký ức Giáng sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Giáng sinh năm ấy, ông nội chở tôi lên khu đồi cao lộng gió-nơi bà tôi nằm lại ở đấy. Ông ngồi lặng im dưới bóng thông xanh mát.
Lần đầu tiên, tôi đi với ông và mê lạc vào rừng thông. Mùi nhựa và hương thông thoang thoảng, ngai ngái và trong như hổ phách, tươi mới, thơ thái một cách khó tả. Tôi thắc mắc rằng: “Sao ông không chặt một cây thông mang về nhà mà cứ phải ra đây ngồi chuyện trò cùng chúng mãi thế!”. Ông cười bảo: “Ông thích được ngồi ở đây, bởi Giáng sinh không phải là mùa, nó chính là hạnh phúc”. Những ký ức xinh xẻo, nho nhỏ, được ông cẩn thận gìn giữ qua năm tháng, giờ được tôi mang ra hong khô rồi cất giữ riêng mình.
Ngày còn nhỏ, tôi thích Giáng sinh về trên Giáo xứ Đức An (TP. Pleiku). Đó là lúc thượng tuần tháng 12 rực rỡ sắc màu, tiếng chuông sẽ rung ngân thánh thót. Ông nắm tay tôi dạo quanh những con dốc nhỏ buốt lạnh, rồi cùng ngắm cảnh thành phố được choàng bởi thứ ánh sáng đẹp huyền ảo, diệu kỳ, lan tỏa cả một không gian rộng lớn. Đêm sẽ xuống đẹp đẽ với những ngọn đèn xanh đỏ và lan tỏa niềm ấm cúng, hạnh phúc muôn nơi. Tôi reo mừng khi những ngọn đèn, dây đèn, dây cờ và hang đá được trang hoàng, tô điểm cho thánh đường thêm lộng lẫy.
Buổi chiều, tôi cứ thế miết mải trông lên tháp chuông. Thế giới tôi từng mơ ước sẽ có một ngày đến cùng chàng gù Quasimodo nổi tiếng mà tôi đã đọc trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris. “Nhà thờ Đức Bà ở đâu hả ông?”-tôi hỏi. Ông tôi chỉ về phía trước và nói: “Nó giống như thế này này, nhưng ở tận Paris nước Pháp, cháu à!”. Trong mắt đứa trẻ của 20 năm về trước, chắc nhà thờ Đức Bà cùng lắm to hơn nhà thờ Đức An của tôi một chút. Nơi đó có một chàng gù Quasimodo làm nghề gác chuông. Nhưng tôi dám chắc, dù khoảng cách địa lý xa đến thế nào thì mọi nhà thờ, đêm Giáng sinh đều ánh lên những ngọn nến rực rỡ như chiếc gương thần xanh.
Bây giờ, tôi thật lúng túng khi con gái nhỏ thắc mắc: “Mẹ ơi, ông già Noel có thật không ạ?”. Nhìn ánh mắt trong veo của con, tôi vờ lẩn trốn câu trả lời. Tôi chỉ muốn giữ gìn thật lâu ánh mắt ấy, ánh mắt mà tôi đã từng có; nuôi một chút hy vọng, giữ lấy niềm tin cho những tâm hồn thơ trẻ. Để thấy, thế giới trẻ thơ tự các con đã thắp sáng ngọn nến cho người lớn soi vào. Nuôi dưỡng những câu chuyện cổ tích, những điều kỳ diệu trước đây, tôi được truyền trao từ ông. Nhìn vào mắt con, tôi cảm nhận được sự phản chiếu ánh xạ của ngọn nến, vẻ rực rỡ của cây thông, chấp chới những lời chúc, hồi hộp trước những gói quà. Trước ánh mắt trong veo của con trẻ, tôi nhìn vào đấy mà giữ lửa ước mơ. Có lẽ bất kỳ đứa trẻ nào được nhận quà của ông già Noel thì mai này khi lớn lên chúng sẽ biết cách trao tặng yêu thương, hiểu được cách mang hạnh phúc đến từ những điều nhỏ nhất, thiết tha, chân thành từ chính tấm lòng, trái tim đã được yêu thương.
Những đứa trẻ như con tôi rồi sẽ lớn lên. Tuổi ấu thơ rồi cũng sẽ qua đi như giấc mơ. Nhưng tất cả sẽ luôn nhớ về những đêm Giáng sinh bên gia đình, cạnh cây thông xanh trong tiếng chuông nhà thờ thánh thót vọng vang từng giọt đổ nghiêng vào đêm, vút lạnh, rớt xuống rồi loang xa dần. Khắp nơi vẫn đang nguyện cầu cho dịch bệnh qua mau, sự sống vĩnh hằng, bình an và cuộc sống quay trở về bình thường như trước đây đã thế.
Phố đang trở mình rét ngọt. Tôi chợt nghĩ, thật hạnh phúc khi chúng ta được bên nhau, thì thầm dưới gác chuông lời yêu thương ấm áp, Giáng sinh an lành.
NGUYỄN THỊ DIỄM

Có thể bạn quan tâm

Tháng năm nhớ Người

Tháng năm nhớ Người

(GLO)- Bài thơ “Tháng năm nhớ Người” của Lenguyen khắc họa hình ảnh Bác Hồ qua ký ức làng quê, tình mẹ, giọt lệ, hương sen và ánh nắng Nam Đàn,... như lời tri ân sâu lắng dành cho vị Cha già kính yêu của dân tộc suốt đời vì dân, vì nước.

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

(GLO)- Từ ngày 16 đến 20-5, gần 40 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân Gia Lai đã tham gia 2 sự kiện vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An. Đó là hội diễn nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” và triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” năm 2025.

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 47 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1978 - 18/5/2025), sáng 12-5, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp Bảo tàng Quang Trung khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”.

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.