Kỷ lục gia thế giới về bonsai mini thổi hồn vào thiên nhiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau hơn 30 năm ấp ủ, ông Nguyễn Văn Phúng, 60 tuổi, thôn Phước Thượng, xã Phước Đồng, thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) đã trở thành Kỷ lục gia thế giới với bộ sưu tập trên 5.600 tác phẩm bonsai và tiểu cảnh mini do Tổ chức Liên minh Kỷ lục thế giới (WorldKings) công nhận vào tháng 9/2020.

Tác phẩm bonsai mini với chủ đề “Tình già”, đây là tác phẩm thể hiện ước muốn vào những mối tình hạnh phúc, cũng là mong ước của ông Phúng.
Tác phẩm bonsai mini với chủ đề “Tình già”, đây là tác phẩm thể hiện ước muốn vào những mối tình hạnh phúc, cũng là mong ước của ông Phúng.


Khu vườn của gia đình ông Nguyễn Văn Phúng không gian ngập tràn cây cảnh, yên bình, thân thiện, gần gũi với thiên nhiên.

Khi được hỏi vì sao lại đam mê với dòng bonsai mini, ông Phúng vui vẻ chia sẻ.“Cây bonsai mini có tác động rất tích cực đến môi trường, nghe hơi lạ nhưng đó là thực tế. Giới chơi cây cảnh muốn tìm những cây bonsai lớn, có thế đẹp chủ yếu phải tìm kiếm ở trong rừng. Vì thế chơi cây bonsai mini sẽ hạn chế được việc đào bới cây ngoài rừng về. Thời gian gần đây, tôi thấy cây sam hương là loại cây nhập ngoại và dễ nhân giống nên khuyến khích bạn bè nhân giống để chơi, hạn chế được việc đào bới rừng tự nhiên. Mặt khác, bonsai mini tính cơ động, nhỏ gọn, phù hợp với nhiều người, nhất là đối với học sinh, sinh viên, những người có diện tích vườn sử dụng nhỏ… Sau mỗi ngày làm việc mệt nhọc trở về nhà, người chơi ngắm nhìn những bộ bonsai mini, lòng cảm thấy rất khoan khoái, quên đi mệt nhọc, buồn phiền và tái tạo cho mình những năng lượng tích cực”.

 

 Tác phẩm
Tác phẩm "Tình bạn thời COVID-19".


Những tác phẩm bonsai mini của ông được trồng vào các loại vật dụng đơn giản, thân thiện, với đủ hình hài như chum, vại, những bức tường gốm, chai, lọ, vỏ ốc, vỏ trứng… Những chủ đề ông đặt tên cho tác phẩm của mình cũng hàm chứa nhiều ý nghĩa và phản ánh thực tế. Chẳng hạn như bộ tác phẩm “Tình già” là chủ đề ông dành nhiều tác phẩm để thể hiện, vì những câu chuyện đẹp về tình yêu, hạnh phúc cùng nhau đến đầu bạc răng long là mong ước không chỉ với ngay chính bản thân ông mà của cả mọi người. Hay các tác phẩm “Tình bạn mùa COVID-19”, “Chiều vắng”, “Cô gái Huế”, “Tháp Trầm Hương”, “chùa Tháp Bà”… là những biểu tượng thành phố biển Nha Trang…, cùng hàng nghìn tác phẩm khác với những tên gọi mộc mạc, thân thương.

Để trở thành kỷ lục gia thế giới, ông Phúng đã bỏ công nghiên cứu, tìm kiếm và tạo nên một bộ sưu tập với trên 5.600 tác phẩm. Ông đã phá vỡ kỷ lục của một người ở Ấn Độ sở hữu bộ sưu tập cây bonsai và tiểu cảnh mini từ nhiều năm qua với số lượng 3.333 bonsai và tiểu cảnh. So với tiểu cảnh, bonsai thông thường, tiểu cảnh, bonsai mini đòi hỏi rất cao từ nghệ thuật tạo hình cho đến khâu chăm sóc. Người nghệ nhân phải là người thổi hồn vào cây để người xem quên đi đây là một cây cảnh mà thấy hiện lên một thiên nhiên kỳ vĩ, hài hòa.


 

Tác phẩm mô tả cây bị trúng đạn B40 vẫn sống, xe tăng Mỹ thì đã thành phế tích.
Tác phẩm mô tả cây bị trúng đạn B40 vẫn sống, xe tăng Mỹ thì đã thành phế tích.



Ông Phúng cho biết, lúc đầu, ông đăng ký với số lượng trên 4.500 tác phẩm nhưng đến khi thẩm định, số lượng lên đến trên 5.600 tác phẩm. Giai đoạn thẩm định, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ông Phúng thông qua Tổ chức kỷ lục Việt Nam (Vietkings) thực hiện các clip để gửi sang Tổ chức Liên minh kỷ lục thế giới thẩm định. Sau 3 tháng với 4 lần thẩm định, bộ sưu tập bonsai mini của ông đã đạt kỷ lục thế giới với số lượng nhiều nhất.

“Ban đầu, tôi cũng chưa từng nghĩ sẽ trở thành Kỷ lục gia thế giới. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu và tìm hiểu về những nhà sưu tầm cây trên thế giới, tôi quyết tâm sưu tầm cây. Sau đó, tôi tìm kiếm được cây sam Hương, một loại cây có sức sống mãnh liệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tôi đã lựa chọn để sáng tạo những bộ tiểu cảnh bonsai mini. Cây sam hương còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như: Quý bà trường thọ, Thọ nương tử, Ngôi sao mới nổi của làng bonsai siêu mini… Đặc biệt, có người còn gọi loại này là "cây phép thuật" vì có thể thu nhỏ cây lại đến vài trăm lần”, ông Phúng chia sẻ.

 

Tác phẩm
Tác phẩm "Sông An Cựu (Huế) nắng đục - mưa trong".


Anh Nguyễn Văn Tỉnh đã có nhiều năm phụ giúp ông Phúng chăm sóc các bộ bonsai mini. Anh cho biết, công việc này không chỉ mang lại cho anh nguồn thu nhập ổn định hàng tháng mà mỗi ngày khi đến đây làm việc, được tiếp xúc với cây cảnh, không gian yên bình đã cho anh những năng lượng tích cực. Cùng với đó, anh cũng rèn luyện được tính cẩn thận, tỉ mỉ hơn. Với anh, đó không chỉ là công việc đơn thuần mà nó còn mang lại giá trị về tinh thần rất lớn. Anh cũng mong muốn lan tỏa được niềm đam mê và sự tích cực từ thiên nhiên đến mọi người.

Trước đó, ông Phúng đã được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập Kỷ lục Việt Nam và Kỷ lục thế giới năm 2019 khi sở hữu bộ sưu tập là sản phẩm từ lốp xe phế liệu. Ông Phúng cho rằng, mỗi loại phế liệu có thể tái chế sẽ giúp giảm bớt chất thải ra môi trường, để mang lại môi trường sống trong lành, ôn hòa, thân thiện với tự nhiên hơn.

Theo Thanh Vân (TTXVN/baotintuc)

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025), chiều 15.6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu bộ phim tài liệu “Kim Toàn - Nhà báo chiến sĩ”. Bộ phim kể lại một cách chân thực cuộc đời và cống hiến của nhà báo Kim Toàn trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ đổi mới.
null