Kiếp ve chai: Giành 'lãnh địa'... lượm rác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
ác bỏ ngoài đường, ai cũng có thể mót. Tuy nhiên, một số người tự cho mình quyền sở hữu khu vực lượm ve chai nên tìm cách gây sự với 'đồng nghiệp'.

Ông Thắng mong muốn bình yên, kiếm sống qua ngày ẢNH: NHƯ LỊCH
Ông Thắng mong muốn bình yên, kiếm sống qua ngày ẢNH: NHƯ LỊCH

Không chỉ tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới”, ngay cả những người lượm ve chai kỳ cựu đôi khi cũng bị làm khó.

Hai lần vào tù
Vài tuần trước, tôi theo chân ông Cơ Thắng (58 tuổi, quê Kiên Giang) lượm ve chai dọc đường Trường Chinh (Q.Tân Bình, TP.HCM). Mang quần đùi, dép lê, ông Thắng dùng hai tay trần móc các bịch rác rồi thảy ve chai vào mấy bao tải lớn treo trên baga xe đạp.

Những người lượm ve chai “cực siêng” khiến đồng nghiệp vừa nể vừa ngán ngại ẢNH: NHƯ LỊCH
Những người lượm ve chai “cực siêng” khiến đồng nghiệp vừa nể vừa ngán ngại ẢNH: NHƯ LỊCH
Mỗi ngày, ông Thắng kiếm khoảng 60.000 - 70.000 đồng. Ông than mấy tháng nay ve chai rớt giá thê thảm, lượm lâu lắc mới được 1 kg chai nhựa (khoảng 4.000 đồng/kg), còn giấy carton 1.500 đồng/kg. Gặp ngày mưa càng khổ do lượm được ít ve chai và giấy ướt bán không được. Ông Thắng bộc bạch: “Trước đây ve chai cao giá, tui mướn phòng trọ. Bây giờ tui xin tắm rửa trong chợ, ngủ ở trạm xe buýt, ăn cơm cháo từ thiện”.
Lần gặp thứ hai, ông Thắng cởi mở hơn và tự xưng “chú - con” với tôi. Ông ngẫu hứng kể: “Nói thiệt con, chú cũng “máu” lắm, nói tiếng trước tiếng sau là chú quất liền. Chú từng nhiều lần vào tù ra khám. Ngoài đời, chú chưa sợ thằng nào!”. Chỉ vết xăm trên chân, ông giải thích đó là hình cái đầu rồng ông xăm dang dở trong trại giam thì giám thị phát hiện.
Ông Thắng cho hay ông bắt đầu lượm ve chai cách đây khoảng 20 năm. Vào năm 2005, khi ông mót rác tại chợ Phú Nhuận, có 3 thanh niên kéo đến chửi bới: “Đ.M, ai cho mày lượm ve chai trên địa bàn tụi tao?”. Vừa cự lại vài tiếng, ông Thắng bị cả nhóm đánh chảy máu miệng. Ông hùng hổ chạy về phòng trọ xách mã tấu chém 2 trong 3 người nói trên. Trận trả thù đẫm máu khiến ông trả giá gần 6 năm trong trại giam.
Mãn hạn tù, ông Thắng tiếp tục quẩy bao đi lượm ve chai.
8 tháng sau, ông bị một đồng nghiệp sống gần chợ Bà Chiểu hăm dọa: “Từ nay, tao cấm mày vô đây lượm. Tao mua hết đường hẻm này rồi”. Ngày kế đó, vẫn thấy ông Thắng xuất hiện trước mặt mình, người kia cầm cái ghế định đánh. Ông Thắng rút dao thủ sẵn đâm đối thủ và bị kết án 8 năm tù...
Lượm rác đến 22 giờ, ông Thắng dừng chân nghỉ ở trạm xe buýt ngã ba Bà Quẹo. Ông rửa tay sơ sài rồi lôi ổ bánh mì lúc nãy được phát từ thiện dọc đường, ăn ngấu nghiến. Xe cộ nườm nượp qua lại, có ánh đèn vô tình quét lên mặt ông. Lùi lại một bước, ông Thắng trầm giọng: “Ngày trước, tui coi chuyện chặt chém là bình thường. Giờ mình lớn tuổi rồi, làm như vậy đâu hay ho gì. Nay chỉ mong kiếm sống qua ngày, đừng ai đá đổ chén cơm của mình là... ok rồi”.
Lượm thực phẩm hết “đát” về ăn
Gia đình bà Ngọc Lan (50 tuổi, ngụ Q.12, TP.HCM) có gần chục người kiếm sống bằng lượm ve chai. Thu nhập bấp bênh, họ chuyển chỗ trọ liên tục. Bà Lan hài hước một cách chua chát: “Nhà em sang lắm, quanh năm suốt tháng ăn toàn đồ của siêu thị, không mua ngoài chợ thường đâu”. Té ra, ban đêm gia đình bà vừa lượm ve chai vừa canh sẵn trước siêu thị, đợi tới giờ nhân viên đem đổ thực phẩm hết hạn sử dụng rồi xúm nhau lựa, đem về ngâm muối hột, rửa sạch rồi cho vô tủ lạnh ăn dần...
Bà Lan kể: “Có lần trời mưa gió, ve chai ướt hết chưa bán kịp nên không còn tiền. Con gái tôi lấy lon sữa lượm được còn dính chút sữa, bỏ vài muỗng đường vô chế nước sôi châm cho con bú. Kệ, trâu bò còn sống được, chẳng sao! Mấy đứa con gái của tui sát ngày sinh vẫn còn đi lượm. Đẻ được một tuần, tụi nó đi lượm lại rồi”. 
Rút vì sợ, tránh vì nể
Đây là năm thứ 14, bà Đặng Thị Xuân (62 tuổi, Q.Thủ Đức, TP.HCM) kiếm sống bằng lượm ve chai. Trước đó, bà làm nhân viên tạp vụ trong một công ty nhưng phải sớm nghỉ việc, do sức khỏe yếu. Bà Xuân thường lượm rác vào ban đêm, một mình lụi cụi quẩy bao (hoặc đạp xe) trên nhiều tuyến đường từ Q.Thủ Đức đến Q.12, TP.HCM.
Bà Xuân cho hay cuối năm ngoái, khi đang nhặt phế liệu tại một chợ thuộc Q.12 bỗng một thanh niên đề nghị bà không được lượm rác ở khu chợ này. Tưởng chàng trai nói đùa, bà Xuân cũng giỡn lại vài câu. Nhưng anh ta tỏ vẻ khó chịu, yêu cầu bà Xuân phải đi lập tức, nếu không sẽ mời công an đến. Anh ta cho rằng mình lấy rác tại khu chợ này, nên đương nhiên ve chai ở đây cũng thuộc quyền sở hữu của mình. Bà Xuân nổi xung, vặc lại: “Mày mời công an tới đi, tao hầu! Tao đâu ăn trộm ăn cắp, chỉ lượm ve chai trong rác thôi mà?”. Hai bên cự cãi căng thẳng, người thanh niên tức tối bỏ đi. Ngay sau đó, bà Xuân cũng vội vã… rút lui.

Phút thư giãn của những người mua, lượm ve chai sau một ngày bươn chải ẢNH: NHƯ LỊCH
Phút thư giãn của những người mua, lượm ve chai sau một ngày bươn chải ẢNH: NHƯ LỊCH
Khi bà Xuân kể lại chuyện rắc rối trên, đám con cháu của bà Xuân cũng hành nghề lượm ve chai đòi kéo đến “hơn thua” với người thanh niên ở khu chợ. Bà Xuân can ngăn: “Thôi, mình né đi nơi khác cho yên thân. Lỡ tụi nó thấy mình lại đó, kiếm chuyện đánh mình. Mình khổ, suốt ngày lo kiếm cái ăn, hơi sức đâu tranh đua với nó. Nó lấy chỗ đó thì mình tìm chỗ khác vậy”. Bà Xuân chia sẻ với chúng tôi: “Trước nay, tui may mắn gặp được nhiều người hảo tâm. Họ hay cho chai lon, giấy carton, có khi còn cho thức ăn, gạo, mì gói… Đây là lần đầu tiên tui gặp trường hợp tranh địa điểm lượm ve chai nên thấy sốc và bực bội”.
Điều đặc biệt, có những người lượm ve chai không hề giành địa bàn của ai, thái độ lại nhún nhường, hiền lành nhưng không ít “đồng nghiệp” vừa nể phục vừa ngán ngại. Cả ông Thắng, bà Xuân và những người lượm rác tôi từng tiếp xúc đều nhận xét tương tự: “Họ giỏi lắm, cực kỳ siêng năng và lanh lẹ, cái gì cũng lượm, cái gì cũng chở chứ không chê. Mình làm không lại”. Họ là ai? Những người này chủ yếu đến từ miền Bắc, một số ít từ miền Trung. Họ theo nhau vào TP.HCM, thuê cùng nhà hoặc cùng khu xóm. Chịu khó và kiên trì nhặt nhạnh, hầu như ngày nào họ cũng trở về trên những chiếc xe đạp chất đầy ve chai.
Bà Xuân thổ lộ: “Nhiều người hỏi tui tại sao không đi lượm ve chai vào ban ngày, lặn lội thức đêm thức hôm chi cho cực? Vì tui biết ban ngày mình không thể làm lại mấy người đó”.
(còn tiếp)
Kinh nghiệm lượm rác
Đúc kết thực tế bản thân, ông Thắng chia sẻ muốn có ăn phải đi xa hơn, tới nơi lạ hoặc lùng sục trong hẻm. Mình canh thời gian người dân vừa bung rác ra ngoài để nhanh chân đến lượm, đi trễ là không còn gì, bởi những người quét rác, lấy rác thường gom hết. Chẳng hạn,
16 giờ 30 họ đẩy xe đi quét rác thì mình phải hoạt động từ 15 giờ. “Khung giờ đẹp” tiếp theo từ 20 giờ đến nửa đêm, có khi kéo tới 1 - 2 giờ. Ngoài ra, tới quán nước, trà sữa thường kiếm được nhiều phế liệu, và nên né các bịch rác trước tiệm cơm vì hay bốc mùi lại ít có ve chai. 
Theo Như Lịch (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.