Kiến nghị bỏ sổ hồng giấy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thay vì cấp sổ hồng theo cách truyền thống lâu nay, Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường kiến nghị cấp sổ hồng trên không gian số.

Tích hợp sổ hồng vào số căn cước công dân

Ngày 26.5 Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính chủ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Thành ủy TP.HCM kiến nghị thực hiện số hóa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng).

Trong văn bản kiến nghị trên, TS Phạm Viết Thuận, Viện trưởng Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, cho rằng trong xu thế mới đất nước ta đang chuyển mình để hòa nhập với thế giới số, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong phát triển khoa học, công nghệ, trí thức. Đây là điều tất yếu mà một đất nước muốn phát triển thịnh vượng, không thể thiếu.

Với vai trò là thành phố trí thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn trong nghiên cứu và đánh giá khoa học về lĩnh vực kinh tế tài nguyên, Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền định hướng số hóa khi cấp sổ hồng.

Theo TS Phạm Viết Thuận, để thuận tiện hơn cho người dân và tốt hơn cho công tác quản lý Nhà nước về quản lý đất đai một cách hệ thống, trong đó có hàng triệu sổ hồng đang cấp bằng giấy nên được định hướng chuyển đổi số bằng định danh thửa đất, tờ bản đồ tích hợp vào số căn cước công dân chủ sở hữu trên cả nước để quản lý, xác lập chủ sở hữu và cấp sổ hồng trên không gian số.

Kiến nghị bỏ sổ hồng giấy, thay vào đó xác lập chủ sở hữu và cấp sổ hồng trên không gian số
Kiến nghị bỏ sổ hồng giấy, thay vào đó xác lập chủ sở hữu và cấp sổ hồng trên không gian số

Điều này còn có mục tiêu làm dữ liệu nền cho các công tác quản lý Nhà nước khác. Trong đó có việc quản lý quy hoạch, xây dựng và thu thuế bất động sản khi chuyển nhượng. Thậm chí tránh làm giả sổ hồng. Điều này cũng phù hợp quy định trong luật Đất đai 2024 về hệ thống thông tin quốc gia về đất đai và cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Tiền sử dụng đất quá cao

Ngoài ra, Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường cũng đặt vấn đề: Trong quá trình xây dựng Nghị định 103/2024, Bộ Tài chính đã yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cung cấp dữ liệu để xây dựng với mục tiêu không làm tăng đột biến số tiền sử dụng đất tại các địa phương.

Tuy nhiên, cách tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hiện nay tăng gấp hàng chục lần so với trước khi luật đất đai có hiệu lực. Điều này khiến người dân bất an, gây ra hệ lụy trong phát triển kinh tế xã hội và thị trường bất động sản. Dẫn đến người dân trên cả nước rất ít người đi chuyển mục đích sang đất ở vì tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích quá cao, có những địa phương gấp gần 20 lần so với luật Đất đai 2013.

Người dân đi làm hồ sơ đất đai
Người dân đi làm hồ sơ đất đai

Do vậy, qua kinh nghiệm trong nghiên cứu thực tế có thể dễ dàng nhận thấy trong quá trình xây dựng điều 8 Nghị định 103/2024 đã quên phép tính nhân tỷ lệ %. Đó là cách tính khoa học trong hệ số K hay hệ số Kn dẫn đến bất nhất trong điều 8 và điều 9 của Nghị định 103/2024.

TS Phạm Viết Thuận cho rằng, để thiết thực hơn với cuộc sống và nhu cầu của người dân sinh sống góp phần phát triển kinh tế xã hội, kiến nghị Chính phủ xem xét đánh giá lại một cách khách quan với những hệ lụy đang tồn tại do ảnh hưởng của Nghị định 103/2024 như không thu được tiền chuyển mục đích sử dụng đất trong quý 4/2024 và quý 1/2025. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến mục tiêu tăng trưởng 2 con số của quốc gia, ảnh hưởng nỗ lực phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 68 và thị trường bất động sản của cả nước do giá đất tăng cao.

Theo Đình Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

null