Kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ em

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 3159/KH-UBND triển khai kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN), tiểu học trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu hướng đến là tăng tỷ lệ bao phủ các vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng ở nhóm trẻ nhập học tại các cơ sở GDMN, tiểu học để chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Kế hoạch đề ra chỉ tiêu 100% trẻ em được rà soát tiền sử tiêm chủng các vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng khi nhập học tại các cơ sở GDMN, tiểu học (lớp 1); ít nhất 90% trẻ được xác định chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ mũi vắc xin sởi, sởi-rubella (MR), vắc xin bại liệt (bOPV, IPV) và viêm não Nhật Bản được tiêm chủng bù liều để phòng bệnh.

Việc kiểm tra tiền sử tiêm chủng tại các cơ sở GDMN, tiểu học được thực hiện hàng năm vào thời điểm trước khi trẻ nhập học hoặc đầu năm học. Việc tiêm chủng bù liều các vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho các trẻ chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ liều vắc xin thực hiện sau khi rà soát tiền sử tiêm chủng, tổ chức theo đợt riêng hoặc lồng ghép với đợt tiêm chủng thường xuyên; triển khai tại các điểm tiêm chủng ngoài trạm y tế (tại cơ sở giáo dục, thôn/buôn) hoặc tại trạm y tế căn cứ tình hình thực tế.

Có thể bạn quan tâm

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bên cạnh các yếu tố phòng ngừa cúm mùa như dinh dưỡng, vệ sinh, tập thể dục tăng đề kháng…, thì nhiệt độ khi ngủ cũng đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với những người có thói quen ngủ máy lạnh.