Khói hương bảng lảng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

1.Giữa những quả đồi lúp xúp hoa dại là một cây đa cổ thụ, nom như một đám mây giữa bầu trời xanh sâu thẳm. Đó là một cây đa “thần”, tán rộng che kín cả bầu trời bao quanh gốc cây to rắn rỏi, trông xa như một cái dù khổng lồ.


Trên tán cây thấp thoáng có những con quạ đen sà vào và thỉnh thoảng kêu váng lên càng làm tăng thêm cái vẻ huyền bí trầm mặc. Dưới gốc cây là một cái am thờ, nét rêu phong cổ kính nói lên cái tuổi thọ lâu năm của nó.

Người ta đoán rằng, cây đa đã tồn tại hằng trăm năm. Bởi từ khi người dân đầu tiên đến đây lập nghiệp thì đã thấy cây đa sừng sững.


 

Minh họa: Huy Hiệp
Minh họa: Huy Hiệp





2.Tôi tình cờ gặp Huệ dưới gốc cây vào một buổi chiều khi ánh mặt trời xen kẽ lá soi xuống triền đồi một màu huyền hoặc.

Huệ là một cô gái chăn bò nhưng cái nắng ngấm vào da Huệ không làm da cô đen mà làm da Huệ thêm hồng, như ánh hoàng hôn tô điểm cho làn mây ửng nắng.

Mái tóc Huệ dài và Huệ búi gọn như người ta dấu một viên ngọc quý. Khi Huệ buông mái tóc ra thì cả một màu đen sáng lóng lánh xõa xuống bờ vai như một đám mây sà xuống đậu trên lưng chừng một ngọn núi của Đà Lạt mờ sương hay Sa Pa huyền ảo.

Nụ cười của Huệ như sóng vỗ về vào lúc mặt trời mới nhô lên mặt biển hay như ánh trăng rằm lấp ló trong vòm lá… tươi sáng mà tỏa ra. Đó là nụ cười làm sáng lên bất cứ cái nhìn u tối nào của cõi nhân gian.

Thế mà Huệ lại thường xuyên bịt mặt, đội nón cầm cái rựa chặt củi. Chiều chiều, Huê đặt trên lưng bò hai bó củi và lùa đàn bò trở về.

Cứ như thế, Huệ lớn lên ở cái vùng đất có buôn làng của người Thái và cả người Kinh này đã gần 20 năm.

3.Xưa kia, quanh cây đa này không có dấu chân người. Rừng già cất lên giai điệu gầm gừ như hổ gầm và tiếng réo rắt trầm mặc của thác nước hòa với tiếng chim kêu vượn hót. Rắn bò lổn nhổn như vắt sau mưa còn con người thì chỉ dám từ xa nhìn lại.

Người ta nói rằng, đó là khu rừng ma. Buôn làng cách đó mấy giờ đi rừng có một đôi nam nữ yêu nhau. Cô con gái của trưởng bản có khuôn mặt đẹp như một giọt sương đọng ngọn cỏ. Thân hình cô mềm mại như dây rừng và cô có giọng nói ngọt như mật ong, còn cơ thể của cô thơm như hương hồi hương quế. Thế mà cô lại bị tạo hóa lấy đi đôi mắt để cô chẳng được ngắm nhìn nhan sắc của chính mình.

Một hôm, có một chàng trai đi vào khu rừng ma mà xưa nay chưa bao giờ có người đặt chân. Chàng trai leo lên cây đa già và hái về một thứ trái cây trong như con mắt của nhưng nàng tiên và ăn vào thì ngọt lịm ngấm vào từng làn da thớ thịt. Chàng trai dâng chùm trái cây lên cô gái và ngỏ lời cầu hôn. Lạ thay, cô gái ngậm trái cây và từ từ mở mắt ra. Ánh sáng ùa vào đôi mắt lâu nay tối tăm làm cô choáng ngợp. Cô nở nụ cười như ánh trăng tỏa xuống nhân gian màu lung linh huyền ảo. Bên ánh lửa bập bùng của ngày lễ hội, cô gái từ từ nhìn vào chàng trai mà mới vừa đây thôi, cô đã trao cho một cái gật đầu đầy ngụ ý. Bất chợt, cô hét toáng lên. Một khuôn mặt dị dạng! Hôm sau, người ta không còn nhìn thấy chàng trai kia ở bản. Chàng trai đi vào rừng và không bao giờ trở lại.

Buôn làng kể từ đó đến nay đã trải qua bao mùa nương rẫy. Lời nguyền mà chàng trai để lại làm cho cây đa cổ thụ nhuốm màu thần thoại. Lời nguyền rằng: hễ ai dám leo lên cây đa hái trái cây về sẽ bị thần linh làm cho khuôn mặt trở nên dị dạng, nửa người nửa quỷ. Còn ai bị mù mắt nếu ăn trái cây hái từ cây đa sẽ có đôi mắt sáng nhìn rõ hơn bất cứ người thường nào.

Đã bao thế hệ người dân lớn lên rồi ngã xuống là bao nhiêu lần người ta thay nhau làm lễ cúng thần cây đa màu nhiệm. Khu rừng quanh cây đa đã bị đốn trụi mà cây đa vẫn sừng sững thách thức sức mạnh của con người và thiên nhiên với một truyền thuyết in sâu vào tiềm thức…

Rồi một ngày nọ, người dân buôn làng gặp một cô gái dắt theo một người mẹ mù lòa. Họ tá túc trong cái am thờ dưới cây đa cổ thụ. Ban ngày, cô gái đi làm thuê, đêm về ngủ trọ trong miếu. Mẹ cô dọn dẹp miếu thờ, chăm lo nhang khói.

Cho đến một ngày, người dân buôn làng bèn họp nhau lại cùng chung tay dựng cho họ một ngôi nhà. Từ đó, hai mẹ con trở thành người dân buôn làng. Cô gái đó có tên là Huệ.

4.Tôi nhận được thư Huệ vào một buổi chiều. Thư Huệ viết: “Tháng tới, Huệ lấy chồng. Chồng Huệ là bác sỹ trong đoàn mổ mắt miễn phí cho mẹ em lên đây công tác. Bức tranh anh vẽ Huệ xong chưa? Em mời anh lên dự đám cưới của chúng em vào ngày…”.

Bức tranh tôi vẽ Huệ bên cây đa vào một buổi chiều. Bức tranh đó được Huệ treo trang trọng trong rạp cưới. Ngoài kia, hương khói vẫn bảng lảng bên gốc đa trầm mặc.

https://baotintuc.vn/truyen-ngan/khoi-huong-bang-lang-20161103150322781.htm
 

Theo Phan Xuân Hậu (baotintuc.vn)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.