Khoảng 10 triệu người Hàn Quốc bị ảnh hưởng do tài xế xe buýt đình công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đàm phán kéo dài từ ngày 27/3 đến sáng 28/3 song Liên đoàn Lao động Xe buýt Seoul và các chủ lao động không đạt thỏa thuận tăng lương giờ làm thêm.
Xe buýt trong bãi khi tài xế đình công ngày 28/3. Ảnh: Reuters

Xe buýt trong bãi khi tài xế đình công ngày 28/3. Ảnh: Reuters

Do không tìm được tiếng nói chung, ngày 28/3, các tài xế xe buýt ở Seoul đã đình công đồng loạt, gây khó khăn cho việc di chuyển của 9 triệu dân thành phố và một triệu người ở vùng ngoại ô Seoul.

Chính quyền Seoul cho biết sẽ kéo dài thời gian hoạt động của hệ thống tàu điện và bổ sung nhiều chuyến tàu để đối phó với cuộc đình công. 25 quận ở Seoul cũng sẽ điều động 480 xe buýt cỡ nhỏ đưa đón người dân tới các ga tàu.

Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, phía Liên đoàn yêu cầu tăng 12,7% tiền lương theo giờ, với lý do lực lượng lao động của họ di chuyển sang các khu vực lân cận, nhưng các chủ lao động cho rằng yêu cầu này quá cao khi xét đến tỷ lệ lạm phát trong 5 năm qua.

Liên đoàn Lao động Xe buýt Seoul có khoảng 18.000 thành viên tại 65 công ty đã phản ứng bằng cách phát động đình công. Cuộc đình công đã ảnh hưởng đến 7.210 xe buýt nội đô, chiếm 97,6% dịch vụ xe buýt của Seoul.

Xe buýt Seol vận hành theo hệ thống bán công, được chính quyền trợ cấp và giám sát chặt chẽ, nhưng do các công ty tư nhân vận hành, quản lý. Đây là lần đầu tiên tài xế xe buýt Seoul đình công sau 12 năm. Cuộc đình công năm 2012 kéo dài trong 20 phút.

Hàn Quốc cũng đang chứng kiến cuộc đình công của các bác sĩ nội trú, khi hàng nghìn bác sĩ xin nghỉ việc để phản đối kế hoạch tăng tuyển sinh vào trường y của chính phủ, khiến dịch vụ y tế gián đoạn.

Có thể bạn quan tâm

Quân và dân chung tay làm sạch môi trường suối Hội Phú

Quân và dân chung tay làm sạch môi trường suối Hội Phú

(GLO)- Những ngày cuối năm 2024, bờ kè suối Hội Phú (TP. Pleiku) như được khoác lên mình tấm áo mới khi các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 1 (Sư đoàn 2, Quân khu 5), Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320, Quân đoàn 34) và đoàn viên, thanh niên cùng nhau phát quang cỏ dại, cải tạo cảnh quan để chào đón năm mới.

Người dân trên địa bàn tỉnh khoan giếng để lấy nước sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Ảnh: Lê Nam

Báo cáo tình hình khai thác tài nguyên nước và lắp đặt thiết bị giám sát tài nguyên nước trước ngày 30-1-2025

(GLO)- Triển khai thực hiện Luật Tài nguyên nước năm 2023, Sở TN-MT Gia Lai vừa có Công văn số 4642/STNMT-KS-TNN, yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh thực hiện lập báo cáo tình hình khai thác tài nguyên nước gửi về Sở trước ngày 30-1-2025.

Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

E-magazineQuy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

VỚI TẦM NHÌN DÀI HẠN NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC LỢI THẾ CỦA TỈNH, QUY HOẠCH LÀ CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ BÌNH PHƯỚC SẮP XẾP, BỐ TRÍ HIỆU QUẢ CÁC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN, HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ, KẾT CẤU HẠ TẦNG, PHÂN BỔ ĐẤT ĐAI…

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.