Khổ vì không có đường vào khu sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Vì không có đường đi nên 11 hộ dân ở thôn 2 (xã Diên Phú, TP. Pleiku) có đất sản xuất sau Trường Quốc tế châu Á Thái Bình Dương Gia Lai phải đi nhờ qua rẫy của ông Nguyễn Văn Xe (cùng thôn). Mặc dù người dân đã nhiều lần kiến nghị nhưng việc này vẫn chưa thể thực hiện được.

Ông Trần Văn Tư cho biết: Gia đình ông có 1,5 ha cà phê nằm phía sau Trường Quốc tế châu Á Thái Bình Dương Gia Lai. Từ năm 2008 trở về trước, để đi vào khu sản xuất, ông và các hộ dân từ đường Trần Nhật Duật rẽ qua con đường cấp phối. Con đường dân sinh này đã có từ lâu, rộng khoảng 6 m, đi qua đất của một số hộ dân và bờ lô cao su của Nông trường Cao su Ia Phú (Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Păh).

Tuy nhiên, năm 2008, UBND tỉnh thu hồi đất của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Păh để bàn giao triển khai xây dựng Trường THPT Nguyễn Văn Linh (nay là Trường Quốc tế châu Á Thái Bình Dương Gia Lai). Khi thu hồi, tỉnh có hứa sẽ làm đường cho người dân đi vào khu sản xuất nhưng đến nay vẫn chưa triển khai. Trong khi đó, từ năm 2010, Trường THPT Nguyễn Văn Linh đã xây bờ tường bít đường đi buộc người dân phải đi nhờ qua đất rẫy của ông Nguyễn Văn Xe để vào khu sản xuất.

Nhiều năm nay, người dân phải băng qua rẫy của ông Nguyễn Văn Xe để đi vào khu sản xuất. Ảnh: H.T

Nhiều năm nay, người dân phải băng qua rẫy của ông Nguyễn Văn Xe để đi vào khu sản xuất. Ảnh: H.T

Tương tự, bà Trương Thị Bích cho hay: Gia đình bà có 7 sào cà phê nằm sau Trường Quốc tế châu Á Thái Bình Dương Gia Lai. Sau khi con đường đi qua rẫy bị bít lại, bà phải đi nhờ qua đất của ông Xe. “3 năm gần đây, ông treo bảng cấm không cho người dân đi qua đất rẫy của mình, thậm chí còn đặt các cây to chắn ngang lối đi. Nhưng vì không còn cách nào khác, tôi vẫn phải liều di dời hàng rào chắn để đi vào khu sản xuất”-bà Bích nói.

Còn theo bà Hoàng Thị Lợi thì: Đường tắt băng qua rẫy của ông Xe cũng rất khó đi. Hiện ông Xe cũng không muốn để người dân băng qua rẫy vì sợ giẫm chết cây trồng. Do đó, chúng tôi mong các cấp, các ngành có hướng giải quyết sớm làm đường.

Ông Đào Xuân Nam-Phó Trưởng thôn 2-thông tin: Hiện có 11 hộ dân trong thôn đang canh tác cà phê khu vực phía sau Trường Quốc tế châu Á Thái Bình Dương Gia Lai với tổng diện tích khoảng 9 ha. Từ khi con đường cũ bị bít lại, người dân phải đi vòng qua đường nội đồng của thôn 1 (xã Diên Phú) rồi băng qua đất của ông Xe. Năm 2020, ông Xe không đồng ý cho người dân đi qua đất của gia đình mình nữa. Trước tình hình đó, thôn đề nghị ông Xe tạo điều kiện cho bà con tiếp tục được đi qua đất của ông để đến nơi sản xuất trong thời gian chờ mở đường. Tuy nhiên, ông Xe cho biết, tới đây sẽ rào lại lối đi nên người dân rất lo lắng. Do đó, người dân mong muốn các ngành quan tâm để có con đường đi vào khu sản xuất.

Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Thúy Diễm-Chủ tịch UBND xã Diên Phú-cho biết: Ngày 23-1-2007, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND về quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị Diên Phú, trong đó có quy hoạch nhiều tuyến đường, bao gồm 2 tuyến đường D4 và D6 dẫn ra khu sản xuất của các hộ dân phía sau Trường Quốc tế châu Á Thái Bình Dương Gia Lai. Tuy nhiên, đến nay, nhiều tuyến đường vẫn chưa thực hiện được. Người dân đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị và kiến nghị tại các đợt tiếp xúc cử tri.

Ủy ban nhân dân thành phố giao xã Diên Phú phối hợp với các ban, ngành liên quan khảo sát, đề xuất hướng tháo gỡ khó khăn để triển khai 2 tuyến đường nói trên nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện được. Nguyên nhân là do tuyến đường D4 và D6 đi qua đất của một số hộ dân và đất của Nông trường Cao su Ia Phú. Qua làm việc, các hộ có đất rẫy nơi quy hoạch tuyến đường D4 và D6 đều đồng thuận hiến đất làm đường nhưng hiện vẫn vướng đất của Nông trường Cao su Ia Phú. Do đó, xã mong các cấp, ngành có thẩm quyền quan tâm, hỗ trợ địa phương sớm giải quyết các khó khăn, vướng mắc nhằm tạo điều kiện cho các hộ có con đường đi tới khu sản xuất.

Có thể bạn quan tâm

Chở đất lên núi

Chở đất lên núi

Sống trên núi, nhưng lại không có đất để san lấp các công trình, dự án, chủ đầu tư phải xuống các huyện miền xuôi mua đất với quãng đường vận chuyển hàng trăm ki lô mét. Nghịch lý này đang diễn ra ở các huyện miền núi Nghệ An.
Nghiêm trị hành vi vẽ bậy

Nghiêm trị hành vi vẽ bậy

Việc Công an TP.HCM xử phạt hành chính và trục xuất 2 người nước ngoài vì không đăng ký tạm trú và vẽ bậy lên tường rào, cửa cuốn nhà dân là biện pháp cứng rắn nhằm giữ gìn mỹ quan đô thị.
Người nghèo thêm cơ hội an cư

Người nghèo thêm cơ hội an cư

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (NƠXH). Trong đó, quy định rõ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về NƠXH.
Bò thả rông và chuyện nông dân thành thị dân

Bò thả rông và chuyện nông dân thành thị dân

Thời gian qua, nhiều phường tại TP.Đà Nẵng nỗ lực giải quyết nạn bò thả rông. Không chỉ các phường gần ngoại ô như khu vực Hòa Hiệp (Q.Liên Chiểu), Hòa Quý (Q.Ngũ Hành Sơn), mà các phường có mật độ dân cư đông đúc, ngay trung tâm như P.Hòa Minh (Q.Liên Chiểu) cũng phiền hà từ người nuôi bò.
Lời nhắc của thiên nhiên

Lời nhắc của thiên nhiên

Hai năm qua, việc cá heo xuất hiện ở vùng biển sát bờ, chim di cư ở bán đảo Sơn Trà, các loài cò và hệ thực vật phát triển ở các bãi bồi ven sông Hàn, sông Cẩm Lệ… không chỉ làm người dân thích thú, mà còn tạo ra không khí thảo luận sôi nổi trong cộng đồng khoa học.
Phường Đoàn Kết ra quân lập lại trật tự đô thị

Phường Đoàn Kết ra quân lập lại trật tự đô thị

(GLO)- Từ ngày 15-7, phường Đoàn Kết (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai đợt cao điểm ra quân tuần tra, xử lý vi phạm về trật tự đô thị nhằm khắc phục triệt để tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh gây bức xúc dư luận suốt thời gian qua.