Khi nào ta nên thay đổi nội thất?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Dù đồ nội thất không có hạn sử dụng như thực phẩm đóng gói và ai cũng mong chúng sẽ tồn tại mãi mãi, nhưng thực tế thì mỗi món đồ nội thất đều có tuổi thọ riêng.
Tuổi thọ trung bình của một số đồ đạc trong nhà:
 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
-           Sofa: 7-15 năm
-           Ghế bọc nệm: 7-10 năm
-           Ghế gỗ: 10 - 15 năm
-           Bàn ăn: 15-20 năm
-           Bàn cà phê: 5-10 năm
-           Giường: 15-20 năm
-           Tủ quần áo: 10-20 năm
-           Bàn làm việc: 15 năm
-           Ghế văn phòng: 7-10 năm
-           Nội thất kim loại: 10 năm
-           Nội thất đan lát và mây: 10 năm
-           Nệm: 5-10 năm
Làm thế nào để biết khi nào phải thay nội thất mới?
 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Sofa hoặc ghế bọc: Nếu ghế sofa bị ọp ẹp, đệm bị chùng xuống có nghĩa là đã đến lúc cho một chiếc ghế sofa mới. Nếu chỉ là một vài vết bẩn, mùi, hay nệm bị bong tróc hoặc rách thì bạn có thể bọc mới nệm.
Ghế gỗ: Cho dù là ghế phòng ăn hay ghế đơn, nếu chân ghế đã bị khập khiễng hoặc nếu gỗ bị tách, nứt ra thì bạn nên thay ngay một chiếc ghế mới.
Bàn ăn: Bàn phòng ăn có thể trở nên khó coi do các vết trầy xước, vết lồi lõm hay vết cháy, lúc này bạn nên thay bàn mới. Hoặc khi bạn thay đổi diện tích phòng bếp thì cũng cần một chiếc bàn khác với kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn để phù hợp.
Bàn cà phê: Hầu hết bàn cà phê nên được thay thế khi chúng trở nên chao đảo, trông mất thẩm mỹ hay không còn phù hợp với không gian và phong cách của căn phòng.
Giường: Nếu khung giường bắt đầu ọp ẹp, đó là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải thay thế nó sớm hoặc khi đứa trẻ của bạn bắt đầu lớn lên và cần một diện tích lớn hơn.
 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Tủ quần áo: Nên được thay thế khi khung tủ không còn chắc chắn và ngăn kéo không còn mở và đóng dễ dàng.
Bàn làm việc: Nên được thay thế khi chân bàn khập khiễng và bất kỳ ngăn kéo nào không mở và đóng dễ dàng hoặc một số yêu cầu về tính chất công việc khác.
Ghế văn phòng: Bạn sẽ biết rằng đã đến lúc thay một chiếc ghế mới khi lớp bọc ghế bị sờn hay chiếc ghế trở nên không còn thoải mái khi ngồi.
Nội thất kim loại, đan lát: Cần được thay thế khi nó không chắc chắn và không còn hỗ trợ trọng lượng của người lớn. Bạn có thể kéo dài tuổi thọ của đồ nội thất bằng cách tránh xa ánh sáng mặt trời trực tiếp, vệ sinh thường xuyên và bảo quản đúng cách trong mùa không sử dụng.
Nệm: Nó nên được thay thế khi bị chùng xuống, có mùi và không còn khiến lưng bạn êm ái hay giúp bạn ngủ ngon nữa.
Vậy tốt hơn hết bạn nên thay đồ nội thất khi nó dần mất thẩm mỹ, bong tróc, không còn phù hợp với không gian sử dụng. Ngoài ra, khi sử dụng chúng bạn không còn cảm thấy thoải mái và có nhu cầu muốn thay thế, đấy là lúc bạn nên tìm ngay đồ nội thất mới.
Theo Huỳnh Dũng (phunuonline.com.vn/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Mê mẩn với những thiết kế phòng ngủ độc đáo cho các thiên thần nhỏ

Mê mẩn với những thiết kế phòng ngủ độc đáo cho các thiên thần nhỏ

Phòng ngủ riêng là nơi đặt tiền đề cho một cuộc sống riêng tư của các bé, là nơi để các bé gửi gắm những ước mơ, kỷ niệm tuổi thơ. Đẹp, ấn tượng và phù hợp với cá tính riêng của con chắc chắn là điều mà bất cứ bố mẹ nào cũng nghĩ đến khi lên ý tưởng thiết kế phòng ngủ cho các thiên thần nhỏ.
Một quảng trường tại Paris được đặt tên người Việt Nam

Một quảng trường tại Paris được đặt tên người Việt Nam

Ngày 29-6, lễ đặt tên Đỗ Hữu Vị cho một quảng trường nhỏ trung tâm quận 16 ở thủ đô Paris, đã được tiến hành với sự hiện diện của Phó Thị trưởng thành phố Paris Laurence Patrice, Thị trưởng quận 16, Francis Szpiner, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cùng đông đảo người thân gia đình ông Đỗ Hữu Vị, quan chức và nhân dân địa phương.
Lan tỏa vẻ đẹp kiến trúc xưa

Lan tỏa vẻ đẹp kiến trúc xưa

Có nhiều cách khác nhau để truyền tải thông điệp về tình yêu đối với những di sản kiến trúc xưa. Chàng trai Trương Văn Bộ (làng Đan Nhiễm, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín) chọn một cách độc đáo không giống ai: Thu nhỏ những công trình kiến trúc, nhất là đình chùa, cổng làng hay những nếp nhà truyền thống Bắc Bộ. Những mô hình của Bộ được nhiều người ưa chuộng. Và từ đó, Bộ đã lan tỏa nét đẹp văn hóa, kiến trúc xưa.
Điểm danh những kỳ quan đô thị mới tại Việt Nam

Điểm danh những kỳ quan đô thị mới tại Việt Nam

Nếu như Hà Nội có kỳ quan “biển giữa lòng thành phố“, Công viên Nhật Bản quy mô hàng đầu Đông Nam Á… thì TPHCM có tòa tháp Landmark 81 – top tòa nhà cao hàng đầu thế giới hay Đại công viên ánh sáng 36ha… Đó là những biểu tượng đô thị hiện đại mới xứng tầm kỳ quan, có thể gọi tên “những công trình có trái tim“ khi được xây nên từ tâm huyết của các nhà kiến tạo.