Kbang đầu tư gần 4 tỷ đồng bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 3,974 tỷ đồng là tổng kinh phí mà huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) dự kiến đầu tư thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn, giai đoạn 2021-2025. Đề án này vừa được UBND huyện Kbang ban hành vào ngày 6-10-2022.

 Làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng) duy trì các lễ hội truyền thống để phục vụ khách du lịch. Ảnh: Minh Ngân
Làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng) duy trì các lễ hội truyền thống để phục vụ khách du lịch. Ảnh: Minh Ngân

Theo đó, huyện Kbang đầu tư xây dựng đạt chuẩn cho 5 điểm đến du lịch tại các làng: Mơ Hra-Đáp, Kdang (xã Kông Lơng Khơng), Stơr (xã Tơ Tung), Kon Bông (xã Đak Rong) và Chiêng (thị trấn Kbang); đầu tư hoàn thiện 2 làng văn hóa truyền thống tiêu biểu: làng Kdang (xã Kông Lơng Khơng) và làng Stơr (xã Tơ Tung); xây dựng mô hình bảo tàng sinh thái trong cộng đồng dân tộc Bahnar hướng tới phát triển du lịch cộng đồng tại 2 làng: Kdang và Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng); tu bổ và hoàn thiện một số hạng mục chống xuống cấp di tích lịch sử văn hóa “Làng kháng chiến Stơr” và “Nhà lưu niệm Anh hùng Núp”. Hỗ trợ các trang-thiết bị văn hóa-thể thao tại 23 làng thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số đảm bảo đủ điều kiện tổ chức các hoạt động văn hóa-thể thao tại làng để phục vụ du khách.

Huyện Kbang hy vọng thông qua Đề án sẽ khai thác các giá trị di sản văn hóa trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số để thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn; góp phần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình số 43-CTr/TU ngày 26-6-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16-1-2017 của Bộ Chính trị “về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.

 

MINH NGÂN

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.