Kbang: Bùng phát dịch xén tóc hại mía

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hàng trăm héc ta mía trong giai đoạn vươn lóng ở huyện  Gia Lai Kbang, đang bị sâu non xén tóc gây hại. Tình trạng này khiến nhiều nông dân lo lắng về nguy cơ thất thu cuối vụ. 
Theo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kbang, làng Broch (xã Đông) là nơi đầu tiên trên địa bàn huyện xuất hiện xén tóc hại mía trong niên vụ 2019-2020 với diện tích nhiễm khoảng 5 ha. Tuy nhiên, địa phương có diện tích mía bị sâu non xén tóc gây hại nhiều nhất là xã Đak Hlơ. Hiện nay, gần 30% diện tích mía của xã này đang bị sâu non xén tóc tấn công. Ông Bùi Phích-Chủ tịch UBND xã Đak Hlơ-cho hay: Niên vụ này, xã có khoảng 1.400 ha mía. Ngoài việc bị ảnh hưởng do khô hạn làm mía phát triển kém thì nông dân còn đau đầu với dịch sâu non xén tóc gây hại. “Nhiều nông dân đã chán nản buông xuôi, không muốn cứu chữa diện tích mía bị gây hại nữa”-ông Phích nói.
 Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kbang hướng dẫn người dân phun thuốc diệt trừ sâu bệnh hại trên cây mía. Ảnh: H.L
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kbang hướng dẫn người dân phun thuốc diệt trừ sâu bệnh hại trên cây mía. Ảnh: H.L
 
Bà Trần Thị Mai-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kbang: “Để hạn chế xén tóc gây hại, đối với diện tích mía lưu gốc, người dân cần vệ sinh đồng ruộng, đốt bỏ tàn dư của mía sau thu hoạch; đồng thời tiến hành cày xới gốc, đánh rãnh, bón phân kịp thời và thu gom sâu non, nhộng kết hợp xử lý bằng thuốc hóa học như: Diaphos 10G, Basudin 10H, Sago-Super 3G… hay sử dụng các chế phẩm sinh học từ nấm xanh, nấm trắng. Đối với mía trồng mới, bà con không nên trồng trên chân đất vừa bị xén tóc gây hại mà phải luân canh sang cây trồng khác ít nhất 1 năm, sau đó mới tiếp tục quay lại trồng mía”.

Trồng 3 ha mía nhưng phần bị chết vì thời tiết khô hạn, phần bị xén tóc gây hại, ông Huỳnh Văn Tiến (thôn 1, xã Đak Hlơ) chán nản cho biết: “Ruộng mía nhà tôi bị xén tóc gây hại đến hơn 20%. Tôi đã dùng nhiều loại thuốc diệt trừ nhưng vẫn chẳng ăn thua. Tình hình này, đến cuối năm thu hoạch mía chẳng đáng là bao”. Tương tự, ông Hồ Văn Quý (cùng thôn) cũng ngao ngán vì sâu non xén tóc phá mía. “Bà con trong thôn cứ đêm đến lại chong đèn dụ bắt xén tóc vì loài này bị ánh sáng thu hút. Cố gắng cứu được ít nào hay ít đấy thôi chứ không trông chờ gì lời lãi trong vụ mía này”-ông Quý than thở.
Tại xã Kông Pla, đến thời điểm này đã có 30 ha mía bị xén tóc gây hại. Anh Đinh Minh-cán bộ nông nghiệp xã-cho hay: “Cây mía đang phát triển bình thường đột nhiên chết khô. Khi nông dân đào gốc mía lên kiểm tra thì phát hiện có sâu non xén tóc. Các chân ruộng mía trồng trên đất pha cát bị xén tóc gây hại mạnh nhất. Sau khi ghi nhận, kiểm tra thực tế tình hình, xã đã báo cáo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đề nghị hỗ trợ”.
Mía là cây trồng chủ lực của người dân xã Kông Pla. Niên vụ này, toàn xã có 2.200 ha mía, bao gồm cả mía lưu gốc và trồng mới. Thời tiết khô hạn kéo dài đã khiến 1.390 ha mía trên địa bàn xã bị ảnh hưởng, mức độ thiệt hại khoảng 30-70%. Tiếp đó, xén tóc hoành hành càng khiến người trồng mía thêm chán nản. “Để ngăn chặn xén tóc phát triển, gây hại sang các diện tích mía khác, cán bộ xã thường xuyên kiểm tra tình hình trên các cánh đồng. Cách đây ít ngày, trên địa bàn xã đã có mưa. Xén tóc gặp thời tiết mưa nên ít nhiều đã suy giảm số lượng và mức độ gây hại”-anh Minh cho biết thêm.
Bà Trần Thị Mai-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kbang-cho hay: Niên vụ 2019-2020, toàn huyện có 9.845 ha mía, trong đó có 717 ha trồng mới. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 514 ha mía bị xén tóc gây hại. Xén tóc xuất hiện ở hầu hết các xã phía Nam huyện như: Nghĩa An, Kông Pla, Kông Lơng Khơng, Đak Hlơ, Tơ Tung, xã Đông. Để hỗ trợ nông dân phòng trừ xén tóc gây hại trên cây mía cũng như xử lý các loại sâu bệnh hại khác, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã tổ chức tập huấn cách nhận biết và phương pháp phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây trồng cho hơn 300 nông dân tại 10 xã trên địa bàn huyện.
Cũng theo bà Mai, xén tóc xuất hiện và gây hại mía quanh năm. Đặc biệt, cứ năm nào hạn, xén tóc sẽ gây hại mạnh. Trong đó, từ tháng 3 đến tháng 7, xén tóc xuất hiện với mật độ cao nhất. Vào khoảng thời gian này, sâu non bước vào giai đoạn tuổi 3 đến tuổi 6 (chia theo vòng đời) sẽ gây hại rất mạnh. Ở giai đoạn mía đẻ nhánh, sâu non xén tóc sẽ đục các chồi non làm chồi bị héo và khô chết. Khi mía vươn lóng, sâu non xén tóc đục ăn phần thân cách gốc 10-15 cm làm cây héo, dễ gãy khi gặp gió to. Đến giai đoạn hóa nhộng và trưởng thành, xén tóc chỉ ăn lá nên tỷ lệ gây hại không đáng kể. “Xén tóc gây hại trên cây mía xuất hiện tại Kbang cũng như khắp vùng Đông Gia Lai từ năm 2005, khoảng 3 năm sau thì giảm. Từ năm 2018 đến nay, xén tóc mới bắt đầu bùng phát trở lại. Năm nay, khu vực Kbang ít mưa khiến mía chậm lớn nên đến tháng 9 xén tóc vẫn gây hại mạnh. Nếu từ nay đến cuối năm vẫn mưa ít, chắc chắn qua năm 2020, xén tóc sẽ càng phát triển”-bà Mai khẳng định.
HẢI LÊ

Có thể bạn quan tâm

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.