Hương - người đàn bà vẽ lụa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau nhiều triển lãm chung cùng đồng nghiệp, mới đây nữ họa sĩ sinh năm 1979 Nguyễn Thu Hương ra mắt công chúng triển lãm cá nhân đầu tiên của mình. Tuần lễ trưng bày tranh lụa của chị ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (từ ngày 30.12.2019 đến ngày 5.1.2020) đã để lại dấu biểu cảm - sâu và trầm lắng riêng biệt.
Họa sĩ Nguyễn Thu Hương. Ảnh: Đặng Tú Thư
Họa sĩ Nguyễn Thu Hương. Ảnh: Đặng Tú Thư
27 bức tranh được sáng tác trong vòng 7 năm, từ 2012 đến 2019, có thể nói là một sự chuẩn bị công phu cho “Lụa của Hương” xuất hiện. Toàn bộ tranh được vẽ trên chất liệu tơ tằm 100% dệt ở làng Quan Phố, Duy Tiên, Hà Nam. Đó là những giờ phút riêng tư họa sĩ dành cho mình, cho hội họa, bên cạnh công việc chính là giảng dạy mỹ thuật. Không bức tranh nào vẽ dưới 1 tuần, và bức lâu nhất vẽ 1 tháng - đủ cho thấy sự nghiêm cẩn của họa sĩ. 
1. Trong khi các triển lãm hội họa nở rộ thời gian gần đây, chiếm đa số vẫn là tranh sơn dầu, kế đến là tranh sơn mài, giấy dó; rất ít người vẽ lụa và triển lãm tranh lụa. Mặc dù vẽ lụa là truyền thống của người Á đông, nhưng ở Việt Nam, chỉ khi ra đời trường Mỹ thuật Đông Dương (1925), tranh lụa hiện đại mới tạo ra được diện mạo mới. Nói đến tranh lụa Việt, người ta không thể không nhắc đến những tên tuổi: Nguyễn Phan Chánh, Mai Trung Thứ, Nguyễn Thụ, Trần Đông Lương, Mai Long... Nhưng thực tế là tranh lụa hiện đại luôn kén người vẽ (hoặc ngược lại) ở mọi giai đoạn từ trước đến nay.
 
 Mộng mị 2.
Mộng mị 2.
Để có một bức tranh lụa đẹp đòi hỏi nhiều yếu tố, ở đó, họa sĩ phải làm chủ được tạo hình, chắc chắn về kỹ thuật và tinh tế về cảm xúc. Không giống như chất liệu sơn dầu, nơi mà những cảm xúc dồn dập, ào đạt được bung tỏa; hay sơn mài với sự sâu thẳm, lộng lẫy; tranh lụa bắt đầu và kết thúc bởi sự đằm lắng như một mạch nguồn âm ỉ. Song, trong lúc vẽ, thớ lụa khi đã thấm màu thì ngấm, lan rất nhanh, thường không sửa được. 
“Lụa của Hương” đã làm được điều là cho người xem được cảm giác thấm, ngấm, mê đến “khó sửa”. Mặc dù tranh của chị nhiều gam lạnh, màu sắc trung tính, ít màu nóng; và nét thường ke, ít loang; cảm giác như cảm xúc đã được tiết chế lại. Chị vừa ẩn mình, vừa phơi lộ; vừa lên tiếng, vừa như im lặng; vừa tỏa, vừa giữ ám ảnh cảm giác truyền qua mình. 
2. Hầu hết các bức tranh tạo hình những phụ nữ khỏa trần, lẩn vào các họa tiết. Ở đó, người phụ nữ nửa trẻ trung, nửa từng trải; nửa ngây thơ, nửa sâu sắc; nửa nhớ, nửa quên một điều gì. Không thể không nói: Tranh là người, “Lụa của Hương” là Hương.
Vô đề.
Vô đề.
Người xem không cố lý giải những họa tiết họa sĩ dùng trong tranh, những mảng nét xoắn chồng lên nhau, lồng vào nhau; những mảng nét dài buông rũ. Những hình tròn biến dạng, hình vuông biến dạng khiến bức tranh cùng lúc thực và phi thực. Nhưng cũng thực thú vị khi biết rằng, họa tiết xoắn lặp đi lặp lại ở các bức vẽ như một ám thị, chính là hình ảnh chiếc cặp tóc tuổi thơ mà chị ao ước. Khi ở độ tuổi 12, 13 có một vóc dáng mảnh mai, xinh đẹp nhưng lại chưa bao giờ có mái tóc dài để được cặp lên những chiếc cặp tóc bằng vải xếp nếp đủ màu sắc như một tiểu thư, công chúa. Cho đến khi lớn lên, để được tóc dài, mốt cặp tóc ấy đã hết. Ước ao ấy theo chị tới tận khi làm mẹ, và chỉ có thể giãi bày trong tranh.
Vô đề.
Vô đề.
Cho nên cũng rất hợp lý khi nữ họa sĩ chia sẻ rằng, chị thích cây hơn thích hoa. Có lẽ bởi chị nhạy cảm với sự ngắn ngủi của những bông hoa rực rỡ, sớm nở chóng tàn. Ngoại trừ bức vẽ hoa hồng xanh, còn lại, những bức khác, hình ảnh hoa thường không hiện lên nguyên vẹn. Đó là những mặt cắt ngang, cắt chéo, của loại hoa nào đó; bị bóc đi những cái cánh chỉ còn lại nhị, nhụy; được thêm bớt chi tiết nào đó, mà chính chị vẽ xong cũng không còn nhớ tên của chúng. Và thỉnh thoảng, vài thứ quả nào đó đã bị “bổ đôi, bổ tư, cắt lát” thêm vào.
Bạn tôi.
Bạn tôi.
 
Tất cả bức tranh Hương không đề năm bên dưới chữ ký. Một chi tiết nhỏ, nhưng cũng giống như hình ảnh chiếc cặp tóc một thời hay cảm giác về đời sống những bông hoa, chị ám ảnh về những gì ngắn ngủi. Chị thích cây, nhưng “chưa bao giờ trồng được một cái cây nào mà tươi tốt cả”. Và những bức vẽ, có thể cũng là một cái cây nào đó trong lòng chị, “lâu tàn hơn, xanh lá, lớn lên ra hoa, ra quả” đẹp đẽ và xoa dịu.
Theo HẢI AN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

null